Kết nối với chúng tôi

Công nghệ và Thể thao

Nhà tạo mẫu tóc với nỗi niềm “bệnh nghề nghiệp”

Bước chân vào các cơ sở làm đẹp, đa phần chúng ta sẽ thấy những chuyên gia tạo mẫu, những người thợ làm tóc thật “sướng”, họ cứ chỉ “ngồi” đó thao tác, hoặc chỉ “đứng có tí lại nghỉ ý mà”,… Vậy đó có phải sự thật không?

Đau lưng, đau cổ vai gáy dường như được đóng khung là “bệnh” của dân văn phòng. Đau mỏi xương khớp, tay chân ê nhức thường là các hiện tượng thường gặp của những người công nhân lao động nặng nhọc, hoặc lao động đặc thù nào đó. Thế nhưng trên thực tế, tất cả các triệu chứng ấy cũng là những tổn thương sức khỏe mà giới tạo mẫu tóc nói riêng và những người trong ngành làm đẹp nói chung đang phải chịu đựng từng ngày, từng giờ…

Bước chân vào các cơ sở làm đẹp, đa phần chúng ta sẽ thấy những chuyên gia tạo mẫu, những người thợ làm tóc thật “sướng”, họ cứ chỉ “ngồi” đó thao tác, hoặc chỉ “đứng có tí lại nghỉ ý mà”,… Vậy đó có phải sự thật không?

NTM Huyền Hương cho biết:“Ai nhìn cũng bảo chúng tôi rất nhàn nhã. Thế nhưng họ có biết đâu, lưng của tôi muốn sụn xuống, chân thì tê dại, chưa kể vai cổ thì cứng lại. Sau mỗi ngày làm việc, tôi thấy mình “sập nguồn” thực sự”. 

Nhà tạo mẫu tóc Huyền Hương: “kết thúc mỗi ngày làm việc là khi lưng tôi như không thể đứng thẳng, mắt cũng muốn mờ đi…” 

Có lẽ đây không phải vấn đề của riêng NTM tóc Huyền Hương mà hầu như ai trong nghề làm đẹp cũng đều phải đối mặt. Quan sát kĩ hoạt động của NTM, hay của người thợ tóc thôi cũng được, một thực tế dần mở ra: không phải họ chỉ ngồi ghế để làm tóc cho một khách hàng, mà họ cứ ngồi đó liên tiếp làm cho rất nhiều khách, và có chăng họ cũng chỉ đứng lên để chuyển vị trí đến chỗ của người khách tiếp theo. Hãy thử tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra khi cả ngày dài bạn cứ phải như vậy? Hãy thử tưởng tượng sẽ ra sao nếu hàng ngày cứ lặp đi lặp lại như vậy?

Có những ngày tôi làm cho khách liên tục từ 9 giờ sáng đến 7-8 giờ tối, thậm chí còn muộn hơn. Tôi cứ cắt xong mái tóc này lại chuyển qua mái tóc khác, tôi cứ dịch chuyển chiếc ghế cắt của mình qua lại vòng quanh salon.” NTM Huyền Hương tiếp tục chia sẻ,“Thật sự, kết thúc mỗi ngày làm việc là khi lưng tôi như không thể đứng thẳng, mắt cũng muốn mờ đi…” 

Nói về tình trạng này, GS. TS. Lê Gia Vinh – Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam phân tích rõ nguyên nhân của các triệu chứng là do tư thế cũng như điều kiện làm việc của các nhà tạo mẫu. Giáo sư chỉ ra rằng: “Bất cứ ai, bất cứ nghề nghiệp nào cũng có thể gặp phải những vấn đề về thể chất này nếu điều kiện làm việc không đảm bảo được sự thoải mái,thời gian làm việc kéo dài và sử dụng công cụ lao động không đảm bảo”.

GS. TS. Lê Gia Vinh – Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam

Rõ ràng, nếu việc cắt tóc được thực hiện bằng chiếc kéo không chuẩn, ngoài việc không đảm bảo đường cắt, thì điều quan trọng hơn là chính đôi tay của thợ cắt có thể bị tổn thương,… Hoặc ngay với chiếc ghế ngồi cắt của thợ, nếu đó là chiếc ghế không tốt thì người ngồi sẽ không được thoải mái, dẫn đến đau mỏi lưng vai, tư thế ngồi không được thoải mái làm giảm năng suất lao động, thậm chí có thể tiềm ẩn nguy cơ không an toàn cho người sử dụng. 

NTM Huyền Hương cũng từng có một kỷ niệm dở khóc dở cười với chiếc ghế cắt tóc cũ của mình, chị kể: “Thời xưa làm gì có nhiều thiết bị, đồ dùng chất lượng như bây giờ đâu. Bản thân tôi cũng luôn tìm kiếm và cố gắng mua những trang thiết bị tốt nhất có thể. Cách đây khoảng chục năm, tôi có đặt mua chiếc ghế cắt tóc từ nước ngoài, giá không rẻ và cũng được coi là hàng chất lượng cao thời đó rồi. Thế mà một hôm tôi bị ngã trượt khỏi chiếc ghế, may có nhân viên đỡ kịp chứ không thì ngã đau lắm. Thật ra, đó là vì chiếc ghế có bánh xe nhưng lớp da mặt ghế lại không đảm bảo độ ma sát nên khi ngồi mà không chú ý tư thế là dễ bị trượt ngã”.

GS. TS. Lê Gia Vinh – Phó Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam, NTM tóc Huyền Hương trong buổi chia sẻ về chủ đề các “bệnh nghề nghiệp” mà nhà tạo mẫu tóc gặp phải.

Chiếc ghế cắt vô cùng quan trọng với NTM, vậy còn chiếc ghế dành cho khách hàng thì sao? Chiếc ghế này cũng vô cùng quan trọng, vừa giúp khách hàng đỡ mỏi mệt khi đi làm tóc vừa giúp NTM thuận tiện hơn trong quá trình làm việc. Với một chiếc ghế mà độ cao không phù hợp hoặc khó điều chỉnh độ cao thì tư thế làm việc của NTM sẽ rất “khổ sở”, tốn công sức để điều chỉnh khiến NTM càng thêm mệt mỏi. Câu chuyện này lại thêm một minh chứng nữa cho thấy tầm quan trọng của công cụ lao động đối với sức khỏe và sự an toàn của người sử dụng.

Rõ ràng sức khỏe lao động của những người trong nghề làm đẹp phụ thuộc rất nhiều vào công cụ lao động, vào những thiết bị và dụng cụ họ sử dụng. Bệnh “nghề nghiệp” có còn đáng sợ hay không, sức khỏe của các nhà tạo mẫu, các thợ làm tóc có “bị báo động” hay không chính là do điều kiện lao động quyết định.

Quỳnh Hoa

Xem thêm Công nghệ và Thể thao