Kết nối với chúng tôi

Thể thao

Công Phượng: không “sinh ra ở vạch đích” nhưng kiếm tiền tỷ ở tuổi 25

Trong làng thể thao Việt Nam, Công Phượng được xem như ngôi sao sáng với mức thù lao được trả thuộc hàng “ngất ngưởng”. Từ nhỏ, cuộc sống khó khăn ở vùng quê nghèo thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An đã cho Công Phượng nhiều động lực để theo đuổi đam mê và thay đổi cuộc sống.

Thời điểm khó khăn nhất của gia đình chân sút là vào những năm đầu 2000, khi tài sản nhà Công Phượng không có gì giá trị ngoài chiếc TV do đồng đội ở tuyển U19 Việt Nam tặng. Bố mẹ anh phải nuôi 6 miệng ăn.

Hiện tại, Công Phượng đã trở thành chân sút đắt giá của làng thể thao trong nước, được mệnh danh là “Messi Việt Nam”. Ở tuổi 25, anh sở hữu khối tài sản đáng nể. Cuối năm 2019, Công Phượng gia nhập CLB TP.HCM với mức giá 2,5 tỷ đồng phí lót tay, nhưng thời hạn chỉ là nửa mùa giải. Điều này đồng nghĩa việc chàng tiền đạo 9X được định giá 5 tỷ đồng khi ký trọn vẹn hợp đồng. Với mức phí được nhận ngay này, Công Phượng là một trong những ngôi sao có mức phí chuyển nhượng cao nhất nhì hiện tại so với các cầu thủ tại Việt Nam.

Chưa kể, mức lương anh nhận được tại CLB này là 120 triệu đồng/tháng. Con số này vượt hẳn so với những cầu thủ đình đám từng nhận chế độ đãi ngộ đặc biệt, thậm chí Công Vinh, Như Thành… cũng nhận mức 70-80 triệu/tháng. Chưa kể, chàng tiền đạo 9X còn nhận nhiều khoản thưởng hậu hĩnh tùy vào thành tích sau mỗi trận đấu.

Trước đó, Công Phượng từng 3 lần tham gia thi đấu cho một số đội tuyển quốc tế. Mỗi lần xuất ngoại như thế, dù không tiết lộ con số thu về nhưng ai cũng ngầm hiểu chi phí để có được chân sút này rất cao. Có thời điểm, một đơn vị nước ngoài cho biết đã trả mức phí 10.000 USD mỗi tháng (tương đương hơn 230 triệu đồng) để mời Công Phượng tham gia thi đấu riêng.

Không chỉ tính những khoản chi phí được nhận cố định, thưởng theo mỗi bàn thắng…, Công Phượng còn là gương mặt có nhiều hợp đồng quảng cáo của làng thể thao Việt Nam, trong đó có nhiều nhãn hàng cộng tác với anh 5-6 năm. Với mỗi hợp đồng như vậy, chân sút 9X bỏ túi hàng tỷ đồng.

Năm 2019, Công Phượng thành lập công ty trong lĩnh vực tiếp thị thể thao, giữ vai trò chủ tịch. Với số tiền kiếm được từ đam mê bóng đá, anh được tờ báo Khaleej Times của UAE nhắc đến với sự ngưỡng mộ. “Đây là cầu thủ sinh ra ở một vùng quê nghèo nhưng hiện là một trong những cầu thủ bóng đá giàu nhất quốc gia này”, Khaleej Times viết về tiền đạo 25 tuổi của Việt Nam.

Chưa dừng lại ở đó, Công Phượng còn “hái ra tiền” từ việc kinh doanh chuỗi cà phê riêng, đồng sở hữu một nhà hàng có vị trí đắc địa tại sân bay Tân Sơn Nhất. Nhiều nguồn tin cho biết, có thời điểm Công Phượng thu về hàng chục tỷ từ việc tham gia kinh doanh các mô hình khác nhau. Thời gian gần đây, anh còn bắt tay với đồng đội để mở quán bánh tráng thịt heo. 

Vậy thì câu hỏi đặt ra là để có được thu nhập cao như vậy, Công Phượng đã làm cụ thể những gì ngoài việc chạy theo những trái bóng? Xin thưa, anh chàng trông “khờ khờ” hiền lành vậy mà lại rất nhạy bén trong kinh doanh đó. Tính đến hiện tại, dù chưa đến 30 tuổi nhưng Phượng đã có trong tay cả chuỗi nhà hàng và thương hiệu thời trang vừa start-up cùng với cô vợ mới cưới Viên Minh xinh xắn.

Cà phê CP10

Công Phượng đã bắt đầu trở thành ông chủ cách đây vài năm với thương hiệu cà phê CP10 ở phố núi Pleiku. Sau đó, Phượng mở chi nhánh ở Hà Nội và rất đông các fan thường xuyên tìm đến. Công Phượng cho biết, thực ra bản thân chỉ đứng tên và kinh doanh thương hiệu mang tên mình, còn công việc quản lý, thu chi đều phụ thuộc vào người đồng sở hữu. Nguyên nhân là do Phượng bận tập luyện và thi đấu quanh năm nên không thể có thời gian đứng quán. Tuy vậy, vào những lúc không có lịch, Phượng cũng thỉnh thoảng bay ra Hà Nội để xem xét việc kinh doanh của quán.

Quán cà phê của Công Phượng có lối thiết kế không quá cầu kỳ và dễ mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho khách hàng. Phong cách pha chế ở đây cũng rất phong phú, phù hợp với giới trẻ.

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên cũng ảnh hưởng phần nào đến tình hình kinh doanh của cả hai chi nhánh tại Hà Nội và Pleiku. Nhất là khi các giải đấu tạm hoãn cộng thêm với lệnh cấm tụ tập nên quán cà phê tại Hà Nội cũng ít khách hẳn. Tuy nhiên, vì quán mở bệnh viện nên sau khi cuộc sống trở bình thường thì nên cũng đón được một lượng khách đến khám bệnh nghỉ chân. Còn chi nhánh CP10 còn tại Pleiku hiện cũng tạm đóng cửa để sửa sang lại sau quãng thời gian kinh doanh không thành công và cũng bởi dịch Covid-19.

Trái với thông tin Công Phượng đã rút toàn bộ vốn và không còn liên quan tới CP10 như nhiều trang tin đăng tải thì hiện tại anh vẫn đóng vai trò là đại diện hình ảnh và thương hiệu cho quán. Cầu thủ sinh năm 1995 vẫn rất quan tâm tới hoạt động của cửa hàng CP10 tại Hà Nội. Anh vẫn chọn nơi đây làm điểm dừng chân mỗi khi tới thủ đô. 

Bánh tráng thịt heo ĐT5

Dự án cà phê bánh tráng do Công Phượng kết hợp làm ăn với trung vệ Đông Triều chỉ vừa mới được khai trương. Thực đơn của quán khá phong phú, được chọn lựa cẩn thận gồm bánh tráng thịt heo ba chỉ và muối sả, mì Quảng ếch, bún mắm nêm, chả ram tôm đất, cá nục hấp cuốn rau muống…

Không gian bên trong nhà hàng bánh tráng thịt heo được trang trí đậm chất Hội An với mảng tường vàng và đèn lồng đặc trưng. Đến đây, khách hàng chắc chắn là sẽ có được góc sống ảo cực xinh xắn cho mà xem.

Ngoài ra, ở đây còn bán 16 loại nước uống từ cà phê Ông Bầu, một thương hiệu được bầu Đức, bầu Thắng và bầu Hải đang chung tay xây dựng. Thời gian vừa qua, Công Phượng cũng xuất hiện trong buổi khai trương chi nhánh lớn nhất của Ông Bầu ở Bình Dương với danh xưng “đại diện cho Bầu Đức”.

Thương hiệu thời trang riêng với vợ mới cưới

Lễ cưới của Công Phượng và Viên Minh thời gian qua đã làm hao tốn không ít giấy mực của báo giới. Điều đặc biệt là cặp đôi quyết giữ bí mật và sự riêng tư cho đến tận phút cuối cùng. Sau đó, khi mọi thứ đã xong xuôi, Công Phượng mới bày tỏ vài lời trên trang cá nhân kèm theo những hình ảnh đẹp như mơ.

Viên Minh – vợ mới cưới của Công Phượng là cô gái xinh đẹp, học giỏi. Sau khi đến với nhau, cặp đôi chính thức trở thành hình mẫu lý tưởng cho các bạn trẻ. Dân tình đã không khỏi bất ngờ trước thông tin Công Phượng đã tự mở công ty riêng về tiếp thị thể thao, anh cũng cùng Viên Minh sáng tạo ra một thương hiệu thời trang riêng dành cho giới trẻ có tên PM Official.

Viên Minh – vợ mới cưới của Công Phượng ngoài việc vận hành kinh doanh thì còn tham gia vào khâu quan trọng nhất là thiết kế những sản phẩm thời trang. Những chiếc áo phông đầu tiên của cặp đôi cũng đã được trình làng và gây ấn tượng không nhỏ bởi sự đơn giản nhưng khá tinh tế và hợp nhãn giới trẻ.

Tạm kết một lời nho nhỏ, không chỉ Công Phượng mà phần đa các cầu thủ bóng đá đều có xuất thân không khá giả, tuy nhiên, bằng tất cả sự nỗ lực của mình, họ đã vươn lên và có được danh tiếng để cuộc sống không còn khó khăn hay “nặng đầu” về kinh tế nữa. Nhưng mọi thứ không chỉ có vậy, trên đỉnh cao của vinh quang, một trong số những chàng cầu thủ đó là Công Phượng còn ý thức chủ động với cuộc đời của mình. Giờ đây, Phượng đã có ý trung nhân, sự nghiệp bóng đá và kinh doanh cũng đều thuận lợi thì cũng có thể được coi là một anh chồng tương lai rất chí thú, căn cơ và biết cách sinh lời từ đồng tiền bóng đá.

Xem thêm Thể thao