Kết nối với chúng tôi

Giáo dục Thể chất

Chặng đường “gieo chữ” vùng khó

Với trẻ em dân tộc thiểu số, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Nhận thức rõ việc trang bị tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số là nền móng và có ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập của trẻ ở bậc học lớn hơn. Vì vậy, phương pháp giảng dạy tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu luôn luôn được chú trọng.

Những “rào cản” trên đường đưa con chữ 

Từ quốc lộ 1A rẽ theo hướng lên thủy điện Yaly, chúng tôi đến xã. Chặng đường hơn  15 km từ trung tâm huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) vào xã Ianhin nhiều dốc quanh co,  khúc khuỷu. Ianhin là một trong những xã khó khăn, nhưng công tác giáo dục luôn được  chú trọng. Xã có 2 làng đồng bào dân tộc thiểu số: làng Kênh Chóp và làng Bàng 

Từ trung tâm xã Ianin, chúng tôi tiếp tục hành trình 5 km đường đất lên làng Kênh Chóp là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn huyện. Đường đến làng  đều là đường đất đỏ Bazan, địa lý hiểm trở, khó khăn. 

Giữa làng Kênh Chóp là nơi có lớp mầm non thuộc trường Mầm non xã Ianhin ghép chung với trường Tiểu học Ianhin. Những ngày  đầu tháng 12, căn nhà cấp bốn gió lùa, cho vẫn nên các em học sinh phải mặc áo ấm. Lớp học có hơn  20 cháu, 100% trong số đó con em đồng bào dân tộc Jrai. Để có thể dạy học cho trẻ cô  giáo không chỉ dạy bằng tiếng Việt mà còn trò chuyện với trẻ bằng bằng tiếng Jrai.

Cụm trường Mầm non, Tiểu học (Làng Kênh Chóp, Ianhin, Chư Păh, Gia Lai)

Gặp gỡ với cô giáo Ngô Thị Hường cô giáo đang phụ trách lớp mầm non tại đây, được  biết trước kia cơ sở vật chất còn khó khăn các bé học phát âm, viết chữ gặp rất nhiều  khó khăn. Để giúp trẻ học tốt môn tiếng Việt, các cô giáo phải sưu tầm đồ dùng dạy học  gần gũi với cuộc sống của trẻ, tận dụng những nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để làm hình ảnh minh họa sinh động, thông qua các tiết kể chuyện bằng tiếng Việt. Từ khi sinh ra, trẻ em chỉ quen với việc nghe – nói  các âm, thanh của tiếng mẹ đẻ. Khi đến trường buộc trẻ phải làm quen với một ngôn  ngữ mới hoàn toàn, hòa nhập vào môi trường tiếng Việt. Chính vì vậy, trẻ đã gặp phải  những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu: Khi nói, trẻ thường nói ngọng, phát âm chưa chuẩn  dẫn đến tình trạng nhầm lẫn từ và hiểu không chính xác nội dung giao tiếp. 

Nhớ lại những ngày đỏ mắt tìm học trò của nhiều năm về trước, cô Hường chia sẻ:  “Trước đây, chưa có phòng dạy, trường còn phải mượn nhà sinh hoạt văn hóa của làng làm phòng học. Do đó, chưa bảo đảm các điều kiện về diện tích, nhà vệ sinh, chưa xây  dựng được môi trường giáo dục, môi trường sư phạm theo quy định. Những hạn chế này là nguyên nhân dẫn đến trẻ mầm non không thích ra lớp. Giáo viên chúng tôi phải  vào tận từng nhà khuyến khích gia đình đưa con trẻ đến học. Dù cho ai nói gì, dù cho  phụ huynh có khó đến mấy thì chúng tôi cũng không bỏ cuộc trong việc vận động, tuyên  truyền để họ cho con em đến trường. Đi một lần chưa được thì chúng tôi quay lại lần 2,  lần 3”

Cô giáo Ngô Thị Hường cô giáo đang phụ trách lớp mầm non (Làng Kênh Chóp, Ianhin, Chư Păh, Gia Lai)

“Dạy tiếng Việt cho trẻ người dân tộc rất khó, đòi hỏi giáo viên phải kiên nhẫn và phát  âm chuẩn. Khi phát âm, trẻ thường bị pha giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt dẫn đến bị ngọng nên giáo viên phải sửa, nhắc lại nhiều lần, diễn tả bằng khẩu hình chậm để trẻ quan sát và nói theo”

Rào cản về mặt ngôn ngữ khiến trẻ nhút nhát, rụt rè, thiếu tự tin để tham gia các hoạt  động giáo dục.Trẻ là dân tộc Jrai ban đầu có khả năng nghe, nói được những câu ngắn,  đơn giản cho nên việc học tập cũng như tham gia hoạt động ở lớp, ở trường rất hạn chế.  Trong quá trình học tập, trẻ rất khó nhớ mặt chữ, hay phát âm sai. Chưa kể, giáo viên  gặp nhiều khó khăn khi phải dạy lớp ghép học với nhiều độ tuổi. 

Tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ 

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính sử dụng trong môi trường lớp học. Vì thế trẻ tới trường  buộc trẻ phải sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt chứ không được nói tiếng mẹ đẻ (tiếng Jrai,  Ê đê,…) của trẻ. Các tài liệu và sách giáo khoa đều bằng tiếng Việt, vì vậy, để học và  đọc được, trẻ phải biết nói tiếng Việt trước khi bước vào lớp 1. 

Chúng tôi chứng kiến tiết học tiếng Việt của cô Hường phụ trách. Gần 20 đứa trẻ, em  nào cũng hăng hái đọc chữ. Có những em đọc rất giỏi, có em thì chưa nhớ mặt chữ, còn  đọc “vẹt”. 

Khi dạy trẻ nói, giáo viên cần kết hợp với dạy nghe hiểu: Nghe hiểu trả lời câu hỏi;  Nghe hiểu nội dung hội thoại để có lời đáp, có câu hỏi phù hợp; nghe hiểu lời hướng  dẫn để tham gia trò chơi, tham gia tình huống. Dạy tiếng Việt cho trẻ, giáo viên cũng  cần nắm được một số đặc điểm về phương thức cấu tạo từ, về hệ thống đại từ nhân  xưng, từ xưng hô trong tiếng dân tộc thì sẽ dự đoán được lỗi dùng từ của trẻ để phòng  ngừa. 

Nhìn chung trẻ em làng Kênh Chóp, các em mạnh dạn, tự tin và rất lễ phép đó là nhờ một phần lớn về công tác vận động trẻ ra lớp sớm từ 3 tuổi. Học đến lớp 5 tuổi các em  đã nói rất tốt, biết cách ứng xử, chào hỏi lễ phép, biết dùng từ so sánh, biết nói những  câu dài lưu loát, không còn tâm lí e ngại, sợ sệt như trước. Tiếng Việt đã sử dụng thuần  thục hơn, nắm được các chữ cái tiếng Việt và con số từ 1 đến 10 trước khi vào lớp 1. 

“Mưa dầm thấm lâu”, giờ đây, phụ huynh ở làng không chỉ đưa đón con cháu đi học  đều đặn mà còn sẵn sàng nói chuyện bằng tiếng Việt giúp trẻ gần gũi với ngôn ngữ Việt  hơn. Chị Rơ Châm Ka nói: “Con mình đã học ở đây từ năm 3 tuổi, giờ cháu đang học  lớp 5 tuổi rồi. Cháu rất thích đi học nên mình cũng yên tâm, mà ở trường cô giáo nào  cũng nhiệt tình, thương cháu. Cháu nói tiếng Việt và nhận biết chữ cái giỏi lắm”.

Kiều My

Xem thêm Giáo dục Thể chất