Kết nối với chúng tôi

Thể thao

Tổng cục TDTT họp bàn tháo gỡ khó khăn về chế độ dinh dưỡng cho VĐV, HLV thể thao người khuyết tật Việt Nam

Sáng 12-05, Lãnh đạo Tổng cục TDTT đã triệu tập đại diện các Vụ, đơn vị liên quan và mời chuyên gia Vụ Pháp chế Bộ VHTTDL góp ý, hướng dẫn về vấn đề này. Phó tổng cục trưởng phụ trách – Trần Đức Phấn chủ trì buổi họp.

Image
Phó tổng cục trưởng phụ trách – Trần Đức Phấn phát biểu tại buổi họp (Ảnh:QB)

Các quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Thông tư 86/2020/TT-BTC hiện nay đang gây ra những khó khăn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho HLV, VĐV người khuyết tật Việt Nam.

Sáng 12-05, Lãnh đạo Tổng cục TDTT đã triệu tập đại diện các Vụ, đơn vị liên quan và mời chuyên gia Vụ Pháp chế Bộ VHTTDL góp ý, hướng dẫn về vấn đề này. Phó tổng cục trưởng phụ trách – Trần Đức Phấn chủ trì buổi họp.

Qua nghiên cứu, đại diện các Vụ, đơn vị của Tổng cục TDTT nhận định: Vấn đề tiền lương, tiền công, chế độ dinh dưỡng của VĐV đang được quy định tại một số văn bản pháp luật khác nhau theo đối tượng cụ thể. Các quy định về chế độ dinh dưỡng cho HLV, VĐV khuyết tật chưa rõ ràng gây ra khó khăn cho địa phương và các cơ quan quản lý có thẩm quyền.

Việc ra đời Thông tư 86/2020/TT-BTC khiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân lúng túng trong việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho HLV, VĐV người khuyết tật Việt Nam.

Nói như vậy không có nghĩa là Thông tư 86/2020/TT-BTC là sai hay thiếu đồng bộ bởi vì việc ban hành Thông tư này hoàn toàn căn căn cứ theo Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật Thể dục, thể thao ngày 14 tháng 6 năm 2018 và Căn cứ theo Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao.

Image
Toàn cảnh buổi họp (Ảnh:QB)

Các thành viên cũng cho biết: Trên thực tế đã có Nghị định 152/2018/NĐ-CP ngày 7 tháng 11 năm 2018 quy định một số chế độ đối với HLV, VĐV thể thao trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu; Nghị định 36 /2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao và mới đây là Thông tư 86/2020/TT-BTC của Bộ tài chính về quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với HLV thể thao thành tích cao, VĐV thể thao thành tích cao.

Tuy nhiên, trong cả 3 loại văn bản này đều không có quy định chi tiết về đối tượng được hưởng chế độ là HLV, VĐV người khuyết tật Việt Nam. Từ trước đến nay các HLV, VĐV khuyết tật được vận dụng chế độ dinh dưỡng đặc thù theo điều 4 của Nghị định 36 /2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, kể từ khi Thông tư 86/2020/TT-BTC của Bộ tài chính ban hành thì không còn căn cứ để thực hiện điều đó.

Trước những khó khăn đang mắc phải, đặc biệt là khi ASEAN Para Games 11 sắp diễn ra tại Việt Nam, Phó tổng cục trưởng phụ trách – Trần Đức Phấn đã chỉ đạo Vụ TDTT Quần chúng cùng các Vụ, đơn vị liên quan: Văn phòng Tổng cục, Vụ pháp chế, Vụ Kế hoạch tài chính, Vụ Tổ chức cán bộ, Hiệp hội thể thao Người khuyết tật tiếp tục nghiên cứu kỹ các văn bản, xin ý kiến chuyên gia và Vụ pháp chế Bộ VHTTDL để tìm hướng tháo gỡ vấn đề này; nếu cần có thể đệ trình xin sửa đổi, bổ sung Nghị định 36 /2019/NĐ-CP để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đảm bảo quyền lợi cho các HLV, VĐV.

Điều 4 Nghị định 36 /2019/NĐ-CP đã chỉ rõ về chế độ dinh dưỡng đặc thù như sau:1. Vận động viên thể thao thành tích cao được hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho khả năng hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao, gồm:a) Bữa ăn hàng ngày;b) Thực phẩm chức năng.2. Huấn luyện viên thể thao thành tích cao được hưởng chế độ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.3. Thời gian hưởng chế độ dinh dưỡng đặc thù được tính trong thời gian tập trung tập huấn và thi đấu của huấn luyện viên, vận động viên.4. Huấn luyện viên và vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia để chuẩn bị tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á (sau đây gọi là SEA Games), ASIAD và Olympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng cao hơn tối đa không quá 50% mức quy định tại khoản 1 Điều này trong thời gian không quá 90 ngày.5. Huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương vàng tại ASIAD, giành huy chương vàng tại Đại hội thể thao Olympic trẻ (sau đây gọi là Youth Olympic Games), có khả năng đạt chuẩn tham dự Olympic Games và huấn luyện viên, vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ dinh dưỡng cao hơn không quá 100% mức quy định tại khoản 1 Điều này.Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định danh sách huấn luyện viên, vận động viên được hưởng chế độ quy định tại khoản này.6. Vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương tại ASIAD, tham dự vòng loại và tham dự Olympic Games và vận động viên tham dự Paralympic Games được hưởng chế độ thực phẩm chức năng theo tính chất đặc thù của từng môn thể thao theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.7. Huấn luyện viên, vận động viên khi tập huấn ở nước ngoài được hưởng chế độ bữa ăn hàng ngày theo thư mời hoặc hợp đồng ký kết giữa cơ quan quản lý vận động viên ở trong nước với cơ sở đào tạo ở nước ngoài.8. Khi giá cả thị trường biến động bằng (=) hoặc lớn hơn (>) 10% theo công bố của Tổng cục Thống kê, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất điều chỉnh mức chi để thực hiện chế độ dinh dưỡng cho phù hợp.9. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên, vận động viên quy định tại Điều này./.

Theo: tdtt.gov.vn

Xem thêm Thể thao