#Tokyo 2020: Kinh nghiệm của Nhật Bản có thể hữu ích cho những các nước đăng cai Thế vận hội tiếp theo
Thứ Sáu tuần này, ngày 23/7, Thế vận hội Olympic được mong đợi nhất ở Tokyo sẽ khai mạc và được tổ chức trong điều kiện tình trạng khẩn cấp.
Các nhà chức trách Nhật Bản và các nhà tổ chức Thế vận hội đang thực hiện các biện pháp chưa từng có để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19. Phương châm chính của Thế vận hội là an toàn. Tổng số du khách tham dự Thế vận hội Olympic và Thế vận hội Paralympics sẽ là 78.000 người từ 200 quốc gia thay vì 180.000 như dự kiến ban đầu. Thiếu vắng khán giả tại hầu hết các sự kiện, Thế vận hội Tokyo trị giá 15,5 tỷ USD được coi là hoạt động yên tĩnh nhất trong lịch sử Thế vận hội.
Phương châm chính của Thế vận hội là an toàn
Ngày 14/7, khi đội bóng bầu dục nữ Nga đến Nhật Bản, do chuyên gia mát xa của đội bị dương tính với Covid-19 sau khi xét nghiệm, tất cả các vận động viên đã bị cách ly trong một số ngày. Họ chỉ có thể rời khỏi địa điểm cách ly nếu kết quả xét nghiệm của họ là âm tính. Trước đó, một số ca xét nghiệm dương tính được phát hiện ở các vận động viên đến từ Uganda, Serbia, Israel và Litva cho thấy rằng chỉ cần tuân thủ cẩn thận tất cả các biện pháp an toàn và kiểm tra liên tục sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Tất cả những người tham gia Thế vận hội, kể cả cư dân Làng Olympic, khai trương tại khu vực Harumi vào ngày 13/7, sẽ trải qua các xét nghiệm PCR hàng ngày. Đeo khẩu trang là điều bắt buộc, chỉ có thể được tháo ra khi tập luyện, thi đấu và khi ăn. Tất cả đều phải tuân thủ khoảng cách xã hội 2 mét khi ngồi trong căng tin, đây là quy định suốt ngày đêm. Ai vi phạm các quy tắc có thể bị loại khỏi Thế vận hội. Ngoài ra, không chỉ các vận động viên và những thành viên đi cùng, mà ngay cả các thành viên của IOC và các nhà báo cũng bị hạn chế di chuyển một cách nghiêm ngặt – có 6.000 người như vậy ở đây, 17.000 người thuộc mảng truyền hình và chủ sở hữu bản quyền phát sóng.
Do gần như hoàn toàn không có khán giả phản ứng sôi động với diễn biến của cuộc thi, cổ vũ các vận động viên bằng những tiếng hò hét, ôm hôn một cách nồng nhiệt, đây sẽ là Thế vận hội yên tĩnh nhất trong lịch sử. Nhưng năm nay, mảng truyền hình trực tiếp được chú ý đặc biệt.
Người hâm mộ sẽ ủng hộ các vận động viên qua TV
Theo thông cáo báo chí của IOC, 5 tỷ người sẽ có thể xem Thế vận hội nhờ truyền hình, công nghệ đám mây và kỹ thuật số hiện đại. Đây là một kỷ lục Olympic thế giới mới! Hệ thống phát sóng Olympic của IOC (OBS) sử dụng các cải tiến kỹ thuật hiện đại sẽ đưa Thế vận hội đến gần hơn với người xem.
Tại Tokyo, OBS sẽ phát hơn 9 000 giờ chương trình đa định dạng, nhiều hơn một phần ba so với Olympic Rio de Janeiro – 2016. Phần lớn trong số đó là chương trình phát sóng trực tiếp sử dụng nhiều máy quay. Nhưng không chỉ có vậy mà thôi. Ví dụ: trong sự kiện chạy, khán giả sẽ được xem khoảnh khắc vận động viên chạy nước rút đạt tốc độ tối đa. Trong giải đấu bắn cung, cảm biến vi mô sẽ hiển thị bằng đồ họa trên màn hình nhịp tim của người bắn cung. Trong các cuộc thi thể thao dưới nước, chương trình hứa hẹn sẽ trình chiếu những thước phim dưới nước mà từ khán đài không thể nhìn thấy. Đặc biệt là rất nhiều điều bất ngờ được các đài truyền hình cam kết đưa tới người hâm mộ bóng rổ và điền kinh.
Tổng cộng, tại Thế vận hội Olympic ở Nhật Bản, sẽ thi đấu giành 339 bộ huy chương. Bóng chày và bóng mềm được đưa vào chương trình Thế vận hội Tokyo sau một thời gian dài tạm nghỉ, và lần đầu tiên sẽ có các môn thi đấu karate, lướt sóng, leo núi và trượt ván.
Thế vận hội 2032 sẽ diễn ra ở đâu?
Trong các ngày 20-21 tháng 7, Khách sạn Okura ở Tokyo sẽ tổ chức kỳ họp thứ 138 của IOC để chọn thủ đô Thế vận hội Olympic lần thứ XXXV (lần thứ 35) vào năm 2032. Nếu như trước đây, buổi công bố người chiến thắng diễn ra trong không khí hào hứng và có sự chứng kiến của đông đảo nhà báo, thì năm nay IOC sẽ chỉ cho phép một nhóm nhỏ phóng viên đến đưa tin. Tuy nhiên, sẽ không có những bất ngờ xảy ra. Ngay từ hồi tháng 2, ủy ban tuyển chọn đặc biệt đã đề xuất Brisbane của Úc là ứng cử viên chính để đăng cai Thế vận hội Olympic lần thứ XXXV (lần thứ 35) vào năm 2032. Tất nhiên, Thế vận hội này vẫn còn rất xa, nhưng rất mong rằng khi đó đại dịch khủng khiếp đã trở thành dĩ vãng. Tuy nhiên, không ai có thể đảm bảo rằng điều này sẽ xảy ra trước tháng 2 năm 2022, mốc dự kiến sẽ tổ chức Thế vận hội mùa đông ở Bắc Kinh. Hoặc cho đến tháng 7 năm 2024, khi Paris đăng cai Thế vận hội Olympic mùa hè. Và khi đó, kinh nghiệm tổ chức Thế vận hội Olympic ở Nhật Bản với những quy định và hạn chế nghiêm ngặt của nó có thể sẽ rất hữu ích.