Kết nối với chúng tôi

Thể thao

#Tokyo 2020: Những vận động viên nào gây ấn tượng nhất Olympic

Olympic Tokyo 2020 đã bế mạc sau 16 ngày tranh tài sôi nổi, hào hứng,. được đánh giá là một kỳ thế vận hội thành công, giàu ý nghĩa và cảm xúc. Kết thúc thế vận hội chúng ta cùng điểm lại những vận động viên thi đấu gây ấn tượng nhất kỳ Olympic Tokyo 2020 lần này.

Marcell Jacobs (điền kinh, Italy)

Vượt qua nhiều đối thủ mạnh như Fred Kerley (Mỹ), Andre de Grasse (Canada) hay Akani Simbine (Jamaica), VĐV Marcell Jacobs đã về đích ở vị trí đầu tiên nội dung điền kinh 100m nam với thành tích 9 giây 80.

Anh chưa phá được kỷ lục của Usain Bolt, nhưng với việc thắng ở đường chạy 100m – nội dung được quan tâm nhất ở môn điền kinh, Jacobs cũng trở thành “vua tốc độ” mới của thế giới. Ở chung kết nội dung 4x100m nam, Jacobs cùng đội điền kinh Italy cũng xuất sắc về nhất. 

Niềm vui của VĐV người Italy
Marcell Jacobs trở thành người đàn ông chạy nhanh nhất thế giới hiện tại
Marcell Jacobs cán đích đầu tiên

Hidilyn Diaz (Philippines, cử tạ) 

Ngôi sao cử tạ Hidilyn Diaz đã làm nên lịch sử vào ngày 26/7 khi cô trở thành VĐV đầu tiên của Philippines giành HCV tại Olympic. Đây là cũng là HCV thứ hai của thể thao Đông Nam Á ở Olympic 2020, sau nữ võ sĩ Taekwondo người Thái Lan Panipak Wongpattanakit.

Cách Diaz vượt qua Liao cũng rất kịch tính. Với việc Liao đặt mục tiêu là 223kg, kém kỷ lục thế giới của chính mình 4kg, Diaz đã phải đối mặt với mức cử 127kg cuối cùng để giành chiến thắng – nhiều hơn 5kg so với mức từng đạt được trước đó.

Diaz giúp Philippines giành HCV lịch sử. 
Ngôi sao cử tạ Hidilyn Diaz bật khóc khi vừa chinh phục đợt cử  giật quyết định

Diaz, VĐV đoạt HCB tại Olympic Rio 2016, đến từ thành phố Zamboanga, miền nam nước này đã hiện thực hóa giấc mơ của mình ở hạng 55kg nữ tại nhà thi đấu Tokyo International Forum, đánh bại kỷ lục cá nhân của mình để tiễn kỷ lục gia thế giới Liao Qiuyun của Trung Quốc, người đoạt HCB. Zulfiya Chinshanlo của Kazakhstan giành HCĐ.

Hidilyn Diaz đi vào lịch sử thể thao Philippines với tấm HCV đầu tiên của nước này tại Olympic

Trước thử thách khó khăn, Diaz đã xuất sắc vượt qua với pha cử xuất sắc. Những giọt nước mắt hạnh phúc cùng tấm HCV là phần thưởng xứng đáng cho đô cử Philippines.

Diaz đã trải qua 1 năm rưỡi huấn luyện ở Malaysia vì những hạn chế của Covid-19 và rất chuyên tâm để giành được HCV lần đầu tiên tại Olympic và có lẽ là lần cuối cùng của cô vì tuổi tác. HCV của Diaz chỉ là huy chương thứ 11 của Philippines kể từ lần đầu tiên họ tham dự Olympic vào năm 1924, và hiện là HCV duy nhất. Diaz trở thành VĐV thứ hai của Philippines giành được nhiều huy chương Thế vận hội, cùng với kình ngư Teofilo Yldefonzo, người đã giành HCĐ ở nội dung 200m bơi ếch nam vào 1928 và 1932.

Viktor Axelsen (Đan Mạch, cầu lông)

Tối 2/8, tay vợt người Đan Mạch Viktor Axelsen đã đánh bại đối thủ người Trung Quốc Chen Long 2-0 (21-15, 21-12) trong trận chung kết cầu lông đơn nam để qua đó giành huy chương vàng.

Trong quá khứ, Axelsen và Chen Long đã nhiều lần đối đầu nhau. Chen Long là người nhỉnh hơn khi giành tới 14 chiến thắng, trong khi Axelsen chỉ có 5 lần đánh bại đối thủ.

Viktor Axelsen và tấm huy chương vàng Olympic Tokyo 

Tại Olympic 2016, chính Chen Long đã đánh bại Axelsen trong trận bán kết. Năm đó, tay vợt người Trung Quốc cũng đã giành huy chương vàng. Axelsen thì có được tấm huy chương đồng chung cuộc.

Nhưng ở cuộc đối đầu tối 2/8, mọi chuyện đã thay đổi. Ở tuổi 32, Chen Long không còn cho thấy sự sung mãn, trong khi Viktor Axelsen thì 27 tuổi và đang trong độ chín của sự nghiệp. Ngay ở ván đầu tiên, tay vợt người Đan Mạch đã cho thấy sự vượt trội. Với lợi thế thể hình, anh bao quát được nhiều vị trí trên sân. Điều đó khiến các pha tấn công của Chen Long bị hóa giải.

Axelsen khóc nức nở khi giành chiến thắng 

Với thắng lợi này, Axelsen cũng đã lật đổ thế thống trị của cầu lông Trung Quốc ở nội dung đơn nam. Trong 3 kỳ Olympic trước đây, người giành huy chương vàng đều là các VĐV Trung Quốc. Đó là Lin Dan vào năm 2008, 2012 và Chen Long năm 2016.

Sifan Hassan (Hà Lan, điền kinh) 

Không chỉ là ngôi sao sáng nhất của đoàn thể thao Hà Lan, Sifan Hassan còn trở thành biểu tượng của nghị lực và sự kiên trì. Tại Olympic Tokyo, Hassan giành 2 HCV ở nội dung 5.000m và 10.000m, 1 HCĐ ở nội dung 1.500m dành cho nữ.

Hassan giành cú đúp HCV. 

Ở nội dung 10.000m, Hassan đã đánh bại Letesenbet Gidey (Ethiopia) – người nắm giữ kỷ lục thế giới 5.000m (14 phút 06 giây 62) và 10.000m (29 phút 01 giây 03). Cô thi đấu bền bỉ và có chiến thuật hợp lý để đánh bại đối thủ trong những bước chạy cuối cùng. 

Ở vòng loại 1.500m nữ, Hassan còn gây ấn tượng với ý chí phi thường. Dù bị vấp ngã và để các đối thủ vượt xa, VĐV của Hà Lan đã thực hiện cú bứt tốc xuất thần để cán đích đầu tiên sau 4 phút 05 giây 17 giây, nhanh hơn người về nhì Jessica Hull (Australia) 0,11 giây.

Caeleb Dressel (Mỹ, bơi)

Những vinh quang ở giải vô địch thế giới được Caeleb Dressel tiếp nối tại Olympic Tokyo 2020, với phong độ ấn tượng trên đường đua xanh.

Vào ngày Caeleb Dressel nhảy xuống hồ bơi tại Giải vô địch bơi lội quốc gia Mỹ 2015, những người tham dự đã nhận thấy điều kỳ lạ về chàng trai đến từ Gainesville.

Dressel có 13 HCV thế giới trước khi dự Olympic

Tóc hai bên đầu được cạo trọc, để lại một biểu tượng người mohawk trên đỉnh, một con đại bàng được xăm trên vai trái, với một dòng chữ trên mặt, được viết bằng bút không thấm nước. Ở má phải, anh ấy nói “Isaiah” (nhà tiên tri Do Thái thế kỷ 8) và ở má trái là “40:31”

Dressel giành 5 HCV ở Tokyo

Đồng thời, nội dung đồng đội, Dressel giành HCV nội dung 4x100m tự do tiếp sức nam (3 phút 08 giây 97) và 4x100m hỗn hợp tiếp sức (3 phút 26 giây 78, phá kỷ lục thế giới và Olympic). Như vậy, Dressel giành 5 HCV ở 6 nội dung đăng ký tham dự tại Olympic Tokyo. 

Cung thủ Hàn Quốc đổi đời sau Olympic Tokyo

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc thưởng 157,5 triệu won cho An San, bao gồm 63 triệu won cho huy chương vàng cá nhân và 94,5 triệu won cho hai huy chương vàng đồng đội như mức công bố treo thưởng cho các VĐV trước Olympic Tokyo.

An San trở thành hiện tượng của thể thao Hàn Quốc tại Olympic Tokyo. Trong lần đầu dự Thế vận hội, VĐV sinh năm 2001 xuất sắc giành 3 tấm huy chương vàng ở môn bắn cung.

An San giành 3 HCV bắn cung. 

Cô giành chiến thắng ở nội dung cung 1 dây nữ, cung đồng đội nam nữ và cung đồng đội nữ. Ở vòng loại nội dung cá nhân nữ, An San lập kỷ lục Olympic với số điểm 680/720 điểm tối đa sau 72 phát bắn. VĐV Hàn Quốc có 32 điểm 10, bắn trúng hồng tâm tới 16 lần. An San thi đấu tốt ở mọi phần thi với tâm lý ổn định và chiến thuật hiệu quả. 

An San trở thành biểu tượng mới của bắn cung Hàn Quốc sau Thế vận hội Tokyo 2020.

Chiến thắng ở cả 3 nội dung, An San trở thành VĐV Hàn Quốc đầu tiên đoạt 3 HCV ở một kỳ Thế vận hội. Ngôi sao của đội tuyển bắn cung Hàn Quốc nhận phần thưởng 750 triệu won (khoảng 15 tỷ đồng), được chu cấp 20 triệu won/tháng.

Ở tuổi 20, An San hứa hẹn giúp bắn cung Hàn Quốc thống trị ở ít nhất 1, 2 kỳ Thế vận hội nữa.

Emma McKeon (Australia, bơi)

Emma McKeon chính là nữ hoàng môn bơi lội tại Olympic Tokyo và là người mang về nhiều HCV nhất cho đoàn thể thao Australia.

Emma McKeon giành 7 huy chương tại Olympic Tokyo.

Emma McKeon vừa về nhất nội dung 50m tự do nữ với thời gian 23,81 giây. Thành tích này giúp kình ngư người Australia phá kỷ lục Olympic do chính mình thiết lập vài ngày trước ở vòng loại. Sarah Sjoestroem (24,07 giây) và Pernille Blume (24,21 giây) lần lượt về thứ 2 và thứ 3.

Đây là tấm HCV thứ 4 của Emma McKeon ở Olympic Tokyo. McKeon về nhất ở các nội dung 100m tự do nữ, 50m tự do nữ, 4x100m tiếp sức tự do và 4x100m tiếp sức hỗn hợp nữ. Tổng cộng, Emma McKeon đã có 7 tấm huy chương tại kỳ Thế vận hội lần này gồm 4 HCV và 3 HCĐ.

Xuân Hiền (T/h)

Xem thêm Thể thao