Kết nối với chúng tôi

Thể thao

Ủy ban Olympic Trung Quốc cung cấp vắc xin bổ sung cho các thành viên tham dự Thế vận hội Olympic mùa hè Tokyo 2020 và Thế vận hội Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022

Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach cho biết, Ủy ban Olympic quốc tế đã nhận được đề xuất từ phía Ủy ban Olympic Trung Quốc, chủ nhà của kỳ Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa đông Bắc Kinh 2022 liên quan tới việc cung cấp vắc-xin bổ sung cho những đối tượng sẽ tham gia Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 và Bắc Kinh 2022.

Ủy ban Olympic Trung Quốc sẵn sàng phối hợp với Ủy ban Olympic quốc tế trong việc cung cấp những liều lượng bổ sung này theo hai cách: thông qua hợp tác với các đối tác quốc tế hoặc nhận trực tiếp tại những quốc gia đã có thỏa thuận liên quan đến vắc xin Trung Quốc.

Trung Quốc phần lớn đã triển khai hai loại vắc xin là Sinovac và Sinopharm (Ảnh: insidethegames)

Ủy ban Olympic quốc tế sẽ chi trả cho những liều vắc-xin bổ sung này. Chủ tịch Thomas Bach cũng cho biết, một số lượng đáng kể các đoàn thể thao Olympic đã được tiêm chủng theo hướng dẫn quốc gia mà họ trực thuộc. Nhiều VĐV cũng đã nhận được cam kết từ phía Chính phủ hoặc đang chờ đợi những dấu hiệu tích cực liên quan tới việc tiêm phòng vắc xin.

Chủ tịch Bach tuyên bố tổ chức này sẽ tiếp tục hỗ trợ việc phân phối vắc xin công bằng cho tất cả các quốc gia cũng như xác nhận rằng Ủy ban Olympic quốc tế đã ký vào bản tuyên bố công bằng vắc xin của Tổ chức Y tế Thế giới.

Trung Quốc phần lớn đã triển khai hai loại vắc xin là Sinovac và Sinopharm. Có 25 quốc gia được báo cáo đang sử dụng vắc xin do Trung Quốc sản xuất. Vắc-xin do Trung Quốc phát triển có thể tiêu diệt các phần tử vi rút để hệ thống miễn dịch của cơ thể tiếp xúc với vi rút mà không có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Vắc xin của họ cho thấy một phần mã di truyền của corona vi rút được tiêm vào cơ thể, kích hoạt cơ thể bắt đầu tạo ra các protein của vi rút, nhưng không phải toàn bộ. Việc tiêm vắc xin tạo nên hệ thống miễn dịch để tấn công vi rút.

Vắc xin Sinopharm đã được tiêm cho các VĐV xe đạp và nhân viên của đoàn thể thao Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất sau khi Bộ Y tế Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất phê duyệt vắc xin này để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Các quốc gia như Lithuania, Hungary, Serbia và Israel đã và đang trong quá trình tiêm chủng cho các đoàn thể thao tham dự Olympic và Paralympic. Các VĐV Mexico đã được xếp vào nhóm ưu tiên tiêm phòng. Các Ủy ban Olympic Quốc gia khác, bao gồm cả ở Đức, Canada, Anh và Ý hy vọng các đối tượng tham dự Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 sẽ được tiêm vắc xin kịp thời gian.

Ủy ban Olympic quốc gia Mông Cổ kỳ kết thỏa thuận hợp tác với Cơ quan thể thao của Chính phủ 

Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc gia Mông Cổ Naidan Tuvshinbayar đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Ủy ban Nhà nước về Giáo dục Thể chất và Thể thao. Chủ tịch Tuvshinbayar đã ký thỏa thuận với Chủ tịch Ủy ban Thể dục và Thể thao Nhà nước, Sharavjamts Tserenjankhar, tại Trung tâm Thể dục Thể thao ở thủ đô Ulaanbaatar.

Thỏa thuận hợp tác được ký kết nhằm đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ hơn, qua đó thúc đẩy sự phát triển của thể thao Mông Cổ. Các tổ chức cũng sẽ phối hợp cùng nhau để hỗ trợ Mông Cổ tham dự Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 dự kiến ​​diễn ra từ ngày 23/7 đến 8/8 năm nay sau khi bị hoãn lại do đại dịch COVID-19.

Mông Cổ lần đầu tiên tham dự Thế vận hội Olympic tại Tokyo vào năm 1964, và Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 sẽ là lần thứ 14 của nước này tham dự một sự kiện thể thao mùa hè lớn nhất thế giới. Mông Cổ cũng đã tham gia tranh tài tại 14 kỳ Thế vận hội Olympic Mùa đông.

Chủ tịch Tuvshinbayar, cũng là nhà vô địch Olympic đầu tiên của Mông Cổ ở môn Judo, giành huy chương Vàng hạng cân dưới 100 kg nam tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008. Còn Chủ tịch Sharavjamts là một cựu cầu thủ bóng rổ. đã giành được huy chương Vàng Thế vận hội Olympic.

Tổng cộng, Mông Cổ giành được 02 HCV, 10 HCB và 14 HCĐ tại Thế vận hội Olympic.

Hội đồng Olympic châu Á: Thể thao điện tử sẽ góp thêm giá trị cho Đại hội thể thao châu Á

Hội đồng Olympic châu Á tin rằng việc đưa môn thể thao điện tử vào chương trình thi đấu chính thức của Đại hội thể thao châu Á Hàng Châu lần thứ 19 tại Trung Quốc vào năm 2022 sẽ góp phần tăng thêm giá trị của sự kiện thể thao của tổ chức này.

Thể thao điện tử sẽ lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là môn thể thao tính huy chương tại Hàng Châu 2022 sau khi được thông qua tại Phiên họp toàn thể lần thứ 39 của Hội đồng Olympic châu Á tại Muscat, Oman. Giám đốc Đại hội thể thao châu Á Hội đồng Olympic châu Á, ông Haider Farman cũng bày tỏ sự hào hứng khi được chào đón cộng đồng thể thao điện tử đến với Hàng Châu

Ông Haider Farman hy vọng rằng thể thao điện tử sẽ góp phần làm gia tăng giá trị cho Đại hội thể thao châu Á, trước mắt là tại Đại hội thể thao châu Á 2022 và xa hơn nữa. Hội đồng Olympic châu Á cho biết Liên đoàn thể thao điện tử châu Á – đối tác của tổ chức này với tư cách là Liên đoàn thể thao châu lục – sẽ chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề kỹ thuật và vận hành cuộc thi tại Hàng Châu, nơi môn thể thao điện tử tranh tài với 06 nội dung.

Hội đồng Olympic châu Á đã đi tiên phong trong việc phát triển và đưa thể thao điện tử vào các sự kiện thể thao đa môn quốc tế, đồng thời ghi nhận sức hút rộng rãi của môn thể thao này đối với thế hệ trẻ trong một thế giới thể thao đang thay đổi. Thể thao điện tử lần đầu tiên xuất hiện với tư cách là môn thể thao tranh huy chương chính thức tại Đại hội thể thao trong nhà châu Á của Hội đồng Olympic châu Á ở Ma Cao, Trung Quốc vào năm 2007 và là môn thể thao biểu diễn tại Đại hội thể thao châu Á lần thứ 18 ở Indonesia năm 2018.

Đại hội thể thao châu Á lần thứ 19 của Hội đồng Olympic châu Á sẽ diễn ra từ ngày 10 – 25/9/2022 và có 40 môn thể thao, 61 phân môn và 482 nội dung.

Athens sẽ là thành phố đăng cai phiên họp của Ủy ban Olympic quốc tế vào năm 2025

Athens đã được xác nhận là thành phố đăng cai tổ chức Phiên họp của Ủy ban Olympic Quốc tế vào năm 2025. Thành phố thủ đô của Hy Lạp đã được trao quyền tổ chức kỳ họp năm 2025, nơi người kế nhiệm Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế Thomas Bach sẽ được bầu. Phiên họp dự kiến ​​sẽ diễn ra tại Athens để đánh dấu kỷ niệm 125 năm của sự kiện này.

Phiên họp đầu tiên được khai mạc bởi Chủ tịch Ủy ban Olympic Hy Lạp và cũng là thành viên của Ủy ban Olympic quốc tế, Spyros Capralos tại Sân vận động Panathinaiko ở Athens, nơi đăng cai Thế vận hội vào năm 1896. Nội dung chính của chương trình nghị sự tại Kỳ họp trong thời gian 4 năm tới sẽ là bầu Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế thứ 10.

Chủ tịch Thomas Bach sẽ từ chức vào năm 2025 sau khi phục vụ tối đa 12 năm tại vị trí này. Athens lần đầu tiên tổ chức phiên họp của Ủy ban Olympic quốc tế vào năm 1896 với duy nhất 07 thành viên tham gia. Phiên họp cũng được tổ chức vào năm 1934 để đánh dấu kỷ niệm 40 năm thành lập Ủy ban Olympic quốc tế và hai lần nữa vào các năm 1954 và 1961. Phiên họp này quay trở lại Athens vào năm 1978. Lần cuối cùng thủ đô Hy Lạp đăng cai Kỳ họp là vào năm 2004 tại thời điểm đăng cai tổ chức Thế vận hội Olympic.

Theo: tdtt.gov.vn

Xem thêm Thể thao