Kết nối với chúng tôi

Thể thao

Hướng dẫn chọn mua xe thể thao trong thành phố

Xe đạp ở thời đại mới, không chỉ là một phương tiện để phục vụ đi lại, mà còn được sử dụng để rèn luyện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại các khu vực thành thị.

Chính vì vậy việc lựa chọn cho mình một chiếc xe đạp thể thao đi trong thành phố không phải là những điều quá khó khăn nhưng đối với mỗi người mới chơi xe đạp thì đang còn khá bỡ ngỡ với kiến thức về xe đạp.

Với đặc điểm địa hình thành phố thường là những con đường khá đẹp, nhẵn mịn, ít khi gặp ổ gà, ít gặp sốc hay lo sợ những xung chấn đến với tay lái. Và bạn chỉ là người thích vi vu bằng xe đạp trong các hoạt động thường ngày như đi học, hay đi làm, hoặc chỉ đơn thuần tham gia rèn luyện sức khoẻ thì dòng xe đạp đường phố hoặc xe đạp gấp sẽ là lựa chọn cho bạn.

Theo Ngô Anh Tú, Quản lý Cửa hàng xe đạp nổi tiếng ở Phố Bà Triệu, Hà Nội cho biết: “Xe đạp trong nếp sống hiện đại không còn chỉ là một phương tiện để phục vụ đi lại nữa mà còn được sử dụng để rèn luyện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại các khu vực thành thị”.

Nhà phân phối xe đạp thể thao độc quyền Việt Nam tại 53 Bà Triệu, Hà Nội. Ảnh tư liệu

“Nên việc lựa chọn cho mình một chiếc xe đạp thể thao đi trong thành phố không phải là những điều quá khó khăn nhưng đối với mỗi người mới chơi xe đạp thì đang còn khá bỡ ngỡ. Chính vì vậy, các tay đua “nghiệp dư” cũng cần phải trang bị cho mình thêm vốn kiến thức về chiếc xe đạp mà bạn định mua”.

Sau đây là những kinh nghiệm khi chọn mua xe trong thành phố

Khung xe: Dàn khung được xem như là linh hồn của chiếc xe đạp, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu năng của một chiếc xe.

Khung sườn Carbon: Đây là nguyên vật liệu tiên tiến nhất đã và đang được áp dụng rộng rãi đối với các dòng xe đạp đua hay đường phố có giá thành cao. Bởi không chỉ kết cấu siêu nhẹ, bền mà còn vô cùng linh hoạt. Cũng chính vì tính ưu việt mà giá thành xe đạp Carbon cũng cao hơn rất nhiều so với những dòng xe khác.

Kích thước: Điều này rất quan trọng quyết định tới sự thoải mái của cơ thể khi lái xe  .Những chiếc xe quá to với thân hình sẽ khiến bạn luôn phải đạp với dẫn tới căng cơ . Những chiếc xe kích thước quá nhỏ với cơ thể thì khiến bạn gù lưng , chân bị gập ở khớp gối nhiều gây ra ma sát và điện khiến cho đầu gối đau dễ mắc các bệnh về xương khớp trầm trọng.

Khi đi xe tót nhất nên căn chỉnh lại cả vị trí yên để có sự phù hợp kích thước , khoảng cách giữa các vị trí từ vai cho tới tay lái để có thể có được vị trí ngồi phù hợp nhất cho cơ thể.

Phuộc: Đi trong địa hình đẹp như trong thành phố đường nhẵn mịn thì không cần tới phuộc. Hầu như những chiếc Roadbike hay City bike đều sử dụng hết phuộc cững.

Còn nếu bạn chọn lựa một chiếc hardtail thì nên lựa chọn loại 1 phuộc của MTB có hành trình từ 120mm cho tới 200mm là quá ổn để tập luyện thể dục thể thao.

Phanh: Là một bộ phận rất quan trọng cua một chiếc xe mà các tay đua “nghiệp dư” cần phải lưu ý khi chọn cho mình một chiếc xe. Thường phanh V được trang bị trên xe Roadbike và City bike nhưng khả năng xử lý của phanh này khi đi trong điều kiện ẩm lướt lại kém hiệu quả hơn phanh đĩa. Hơn nữa phanh V thường dễ bảo trì hơn phanh đĩa và chi phí bảo trì rẻ hơn .Tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn mà có thể chọn xe có phanh phù hợp.

Đồng thời, bánh xe và lốp xe: Một chiếc lốp xe có gai có thể cho bạn ma sát tốt hơn, tránh trơn trượt khi đi trong điều kiện đường trơn trượt do ẩm ướt . Nhưng đồng nghĩa với việc là tốc độ của bạn sẽ bị hạn chế hơn. Cho tốc độ tốt nhất vẫn là xe đạp Roadbike , sau đó đền dòng city bike , cuối cùng là MTB cho tốc độ kém nhất và làm bạn dễ dàng chậm lại.

Nhưng có một yếu điểm của Roadbike và city bike là lốp khá mỏng dễ bị rách và thủng khi mặt đường chứa nhiều đá dăm và mảnh thủy tinh , hoặc đi qua mép vỉa hè . Còn đối với MTB thì nó hạn chế hơn khóa khó có thể xảy ra hơn .Lốp cũng không bị trơn trượt nếu đi ở địa hình đường ẩm ướt nhưng độ lỳ bám cao hơn.

Tiếp đó về hụ kiện và các thành phần khác: Nên trang bị một số phụ kiện sau để có thể giúp bạn có những trải nghiệm tuyệt vời nhất như: Chắn bùn, đèn chiếu sáng, đèn hậu LED, đèn xi nhan để có thể đảm bảo an toàn trong suốt chặng đường khi tham gia giao thông. Trên đây là hướng dẫn chọn mua xe thể thao trong thành phố. Chúc các bạn may mắn và thật sáng suốt khi lựa chọn cho mình một chiếc xe đạp thể thao thật ưng ý đi trong thành phố nhé.

Kỳ tiếp theo: Cuộc sống thay đổi thế nào khi bỏ xe máy đi xe đạp 3 tháng

Bài liên quan

10 lý do bạn nên đạp xe thay vì đi bộ

-Chơi xe đạp thể thao ngày càng phát triển

Xuân Hiền

Xem thêm Thể thao