Kết nối với chúng tôi

Thời sự Thể thao

Tiêm ngừa vaccine Covid-19 và những điều cần lưu ý

Việc chủng ngừa vaccine Covid-19 hiện đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc chủng ngừa này chẳng hạn như: người có cơ địa dị ứng hay từng bị sốc phản vệ có được tiêm không, trường hợp nào thì không nên tiêm…

Đừng bỏ qua những thông tin được tổng hợp trong bài viết sau để hiểu thêm về các xoay quanh việc chủng ngừa Covid-19 nhé!

Người có cơ địa dị ứng có nên tiêm vaccine chủng ngừa Covid-19 không? Có nguy cơ nào không?

1. Người bị dị ứng có được tiêm vaccine chủng ngừa Covid-19 không?

Bệnh dị ứng hầu như xảy ra với mọi người và bạn sẽ không thể tránh khỏi bệnh này. Vậy vaccine chủng ngừa Covid-19 có thể tiêm được cho người bị dị ứng không? Theo Bộ Y tếSingapore, người mắc phải bệnh chàm, viêm mũi dị ứng, hen suyễn và thậm chí là có tiền sử gia đình bị sốc phản vệ (nhưng tuyệt đối không phải tiền sử cá nhân) đều có thể tiêm vaccine chủng ngừa Covid-19.

Trên thực tế, vaccine chủng ngừa Covid-19 tuyệt đối không dành cho những người có phản ứng mạnh mẽ với dị ứng (Nổi mề đay hoặc sưng mặt/mí mắt/môi/họng, khó thở, chóng mặt, sốc phản vệ). Điều này đồng nghĩa với việc nếu cơ thể bạn có nhiều bệnh dị ứng nhưng những phản ứng dị ứng của bạn khá nhẹ thì việc tiêm chủng ngừa vaccine Covid-19 vẫn có thể an toàn.

Theo thông tin được đăng tải trên website CNA Lifestyle cho biết, dường như những người bị dị ứng trước đó có nguy cơ bị sốc phản vệ cao hơn sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19. Cụ thể trong số 47 trường hợp sốc phản vệ với vaccine Pfizer, 77% trong số họ đã bị dị ứng trước đó, 19 trường hợp sốc phản vệ với vaccine Moderna, 84% trong số họ đã bị dị ứng trước đó.

Theo thông tin Bộ y tế, vào ngày 07/05/2021 đã có nhân viên y tế nữ (35 tuổi) đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Tân Châu tử vong vì sốc phản vệ sau khi tiêm chủng ngừa vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

Việc khai báo sức khỏe trung thực và đầy đủ trước khi tiêm chủng ngừa vaccine Covid-19 là vô cùng cần thiết. Điều này giúp sàng lọc được các vấn đề sức khỏe liên quan, phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

2. Người bị dị ứng sau mũi tiêm đầu tiên thì nên làm thế nào?

Nếu xảy ra phản ứng nghiêm trọng hoặc có phản ứng ngay lập tức sau liều đầu tiên thì bạn không nên tiêm liều thứ hai. Đừng nên tiếp tục tiêm liều thứ 2 của một loại vaccine chủng ngừa Covid-19 của bất kỳ thương hiệu nào khác vì điều này vẫn chưa được kiểm chứng là an toàn. Sau khi tiêm phòng, những biểu hiện bình thường chứng tỏ cơ thể đáp ứng tốt với vaccine là xuất hiện vùng bị sưng ngay chỗ tiêm, sốt, đau nhức cơ thể sau khi tiêm.

Sau khi tiêm, bạn cần ở lại cơ sở y tế trong ít nhất 30 phút để nhân viên y tế theo dõi các phản ứng sau tiêm. Điều này giúp đảm bảo rằng nếu có phản ứng dị ứng nghiêm trọng xảy ra, bạn sẽ được các nhân viên y tế tại nơi tiêm chủng chăm sóc đúng cách. Còn nếu cơ thể có biểu hiện những dấu hiệu phản ứng thông thường, bạn sẽ được đặt lịch hẹn cho mũi tiêm thứ hai. Những ngày trước mũi tiêm thứ hai, hãy tránh tiêu thụ những thực phẩm hoặc dùng những loại thuốc gây ra dị ứng để tránh báo động giả.

3. Nếu người tiêm chủng không biết mình bị dị ứng thì có cách nào để kiểm tra nhanh không?

Việc xét nghiệm dị ứng thường sẽ được thực hiện bởi bài xét nghiệm 36 dị nguyên nhưng thật sự việc xét nghiệm này không thể thay thế cho việc bạn tường thuật lại các triệu chứng mà mình gặp phải trong lần bị dị ứng. Thêm vào đó sẽ không có một xét nghiệm nào có thể xác định liệu có phải bạn bị phản ứng với vaccine sau liều đầu tiên hay không.

Theo Bộ Y tế Singapore khuyến nghị, nếu bạn không chắc chắn về tình trạng dị ứng của mình, hãy đi khám đê nắm rõ được bệnh trạng và xin ý kiến về việc tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Nếu được, hãy yêu cầu bác sĩ cung cấp bản ghi nhớ về tình trạng sức khỏe của bạn để đội ngũ y tế tại nơi tiêm chủng có thể đánh giá bạn có nên tiến hành chủng ngừa vaccine phòng Covid-19 hay không.

Những đối tượng nào không được chủng ngừa vaccine Covid-19

1. Người từng sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng cấp tính nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của con người. Thêm vào đó, tình trạng này thường đi kèm những triệu chứng như bao gồm: nổi mề đay, sưng mặt, mắt hoặc cổ họng, khó thở, chóng mặt. Theo Bộ Y tế Singapore, nếu bạn có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ loại thuốc, vaccine, thực phẩm, côn trùng đốt hoặc những nguyên do không được xác định… thì không nên tiến hành việc tiêm chủng ngừa vaccine Covid-19.

2. Người mắc những bệnh khác

Theo Bộ Y tế Singapore, những người có tiền sử có các phản ứng với thuốc không phổ biến nhưng có thể đe dọa tính mạng này cũng không nằm trong đối tượng được chủng ngừa vaccine phòng Covid-19:

  • Hội chứng Stevens-Johnsons (SJS): Hội chứng Stevens-Johnsons (SJS) là hội chứng viêm da dị ứng cấp tính, bao gồm triệu chứng như loét miệng, mắt hoặc bộ phận sinh dục trên diện rộng.
  • Độc tố hoại tử biểu bì (TEN): Đây là hội chứng khiến da bị phồng rộp và bong tróc trên diện rộng.
  • Hội chứng DRESS: Hội chứng DRESS là hội chứng phát ban đỏ ở mặt và phần trên cơ thể và tổn thương các cơ quan.
  • Hội chứng quá mẫn do thuốc (DiHS): Đây là hội chứng gây ra triệu chứng phát ban, sốt và suy đa cơ quan.

Hà Thu

Xem thêm Thời sự Thể thao