Kết nối với chúng tôi

Phong cách thể thao

Bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh sai cách dễ gây ra ngộ độc

Thông thường có nhiều chị em nội trợ vẫn chưa biết được cách thức để có thể bảo quản thức ăn không bị hư. Đặc biệt nhất vào những dịp có khách đến chơi phải nấu nướng nhiều hơn và lượng thức ăn nếu không được giữ kỹ sẽ dễ dàng bị ôi thiu, có mùi chua. Nhiều người vẫn luôn nghĩ rằng bỏ tất cả vào tủ lạnh rồi để ăn dần thì sẽ không bị gì.


Một trong những thói quen xấu của nhiều gia đình đó chính là bỏ thức ăn thừa vào tủ lạnh nhưng lại không dùng ngay sau bữa tiếp theo. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho thực phẩm bị lây nhiễm vi khuẩn và gây ngộ độc.

Các chuyên gia đã đưa ra những lưu ý trong việc bảo quản thức ăn bằng tủ lạnh, nhằm tránh khỏi những nguy hiểm có thể xảy ra với sức khỏe của chúng ta. 

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh “vô tội vạ”

Rất nhiều chị em khi mới về làm dâu phải đau đầu nhức óc chỉ vì không biết làm cách nào bảo thức ăn thừa để không bị ôi thiu, mẹ chồng cằn nhằn.

“Nhà ít người, chỉ có 2 vợ chồng và mẹ, thế nhưng hầu như lúc nào nấu ăn mẹ cũng nấu thừa, rồi cho thức ăn thừa vào tủ lạnh. Hôm sau nấu thức ăn mới thì ít khi lôi lại đồ cũ ra hâm, có khi rau xào hay canh hầm ăn chán chê 3-4 ngày rồi mới lôi ra hâm lại. Nhiều lần góp ý với mẹ thì mẹ tôi hay bảo mua tủ lạnh làm gì mà không bảo quản thức ăn, nhiệt độ thấp như thế vi khuẩn nào mà sinh sôi được. Tôn trọng mẹ chồng nhưng tôi cũng rất lo lắng cho sức khỏe của gia đình”, chị Mỹ (29 tuổi – Ba Đình, Hà Nội) nói. 

Nhiều gia đình có thói quen bỏ toàn bộ thức ăn vào tủ lạnh, không cần biết những thực phẩm đó sẽ bị như thế nào. – Ảnh minh họa

Hơn hết nhiều cặp vợ chồng là nhân viên văn phòng, công việc hành chính 8 tiếng đồng hồ nên hầu như không có thời gian để có thể mua thức ăn nên đã dành 1 ngày mua thức ăn dự trữ cho nguyên tuần.

“TNgày mùa dịch nên cách mấy ngày bà xã tôi sẽ đi chợ hay siêu thị sớm theo phiếu đi chợ hoặc đi siêu thị để lựa cá, thịt tươi ngon sau đó bảo quản trong ngăn đá, mỗi khi ăn thì lấy ra rã đông, phần còn lại thì cho tiếp vào ngăn đá tủ lạnh. Tôi thấy tủ lạnh hỗ trợ rất nhiều trong việc bảo quản thực phẩm, nhất là đối với các gia đình bận rộn như nhà tôi. Tủ lạnh tôi cũng lựa chọn loại đắt tiền, có tác dụng kháng khuẩn nên tôi nghĩ quan trọng ở công đoạn chọn mua và chế biến chứ bảo quản thì hoàn toàn yên tâm”, anh Luân (35 tuổi, Đống Đa – Hà Nội) chia sẻ.

Trên thực tế cho thấy quan niệm sai lầm về công dụng “thần kỳ” của tủ lạnh vẫn được thấy rất nhiều hộ gia đình vẫn còn áp dụng. Với công dụng làm lạnh, tủ lạnh lại được nhiều người mặc định có thể bảo quản tất cả mọi loại thực phẩm khỏi những tác nhân như nấm, mốc, hư hỏng mà không quan tâm đến loại thực phẩm đó là gì và giá trị dinh dưỡng của chúng có bị thay đổi ra sao. 

Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh không đúng cách nguy hại cho sức khỏe

Chia sẻ trên Khám phá, Thạc sĩ Tô Thị Hà Vân, nguyên trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Trung ương Hà Nội cho biết: “Không phải bất kỳ loại thực phẩm nào cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh, mỗi loại sẽ có chế độ, thời gian bảo quản riêng không giống nhau. Nếu bảo quản thức ăn trong tủ lạnh không đúng cách, người dùng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe”

Có thể thấy được rằng rất nhiều người vẫn còn có thói quen bảo quản thức ăn thừa trong tủ lạnh nhưng lại không dùng vào bữa ăn sau. Theo như bác sĩ đưa ra lời khuyên rằng bạn cần nên nấu vừa đủ, hạn chế thức ăn thừa.

Bạn nên cân đo đong đếm tránh để đồ ăn thừa trong tủ lạnh – Ảnh minh họa

“Việc cho thức ăn vào tủ lạnh bảo quản nhưng không ăn ngay sẽ tồn tại nguy cơ tăng lượng vi khuẩn tìêm ẩn trong thức ăn, thậm chí có thể gây ngộ độc thực phẩm. Người dùng có thể đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ăn không tiêu, nếu năng cần phải vào bệnh viện để cấp cứu”, bác sĩ Vân cho hay.

Tủ lạnh là nơi chứa nhiều vi khuẩn mang nhiều mầm bệnh, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Với nhiều người vẫn luôn có quan niệm rằng tủ lạnh là một vật dụng đa năng, nhờ nhiệt độ thấp mà giữ lại những dinh dưỡng tốt nhất trong thực phẩm hoặc cho rằng nhiệt độ quá lạnh sẽ tiêu diệt hết vi khuẩn. Theo như bác sĩ Vân cho rằng quan niệm này chỉ đúng một phần vì nếu như thực phẩm đã nhiễm khuẩn sẵn thì việc bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến cho các thức ăn khác bị lây nhiễm chéo. 

Thông thường thì để bảo quản được những thức ăn tránh bị lây nhiễm vi khuẫn đó chính là phải che đậy, bọc màng thực phẩm kỹ càng. – Ảnh minh họa

“Chỉ đúng đối với thức ăn sạch được để vào tủ lạnh bảo quản với nhiệt độ phù hợp có thể làm chậm lại quá trình nhiễm khuẩn cũng như sự phát triển. Tuy nhiên nếu bảo quản bằng tủ lạnh, dinh dưỡng trong thực phẩm không thể nào nguyên vẹn như lúc đầu”, bác sĩ Vân nhấn mạnh.

Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng không phải bất cứ đồ ăn, thức uống gì cũng có thể bảo quản bên trong tủ lạnh được. Nếu cứ theo thói quen từ trước đến nay bỏ toàn bộ những thức ăn dư thừa hoặc những thức ăn nhiễm khuẩn vào cùng lúc sẽ tạo điều kiện lây nhiễm với nhau, khiến cho bạn dễ gặp phải trường hợp ngộ độc thực phẩm đấy. Nên vì thế hãy cẩn thận nấu ăn vừa đủ và che đậy kín lại những thức ăn mới bỏ vào tủ lạnh.

An Chi

Xem thêm Phong cách thể thao