Kết nối với chúng tôi

Thể thao

Ứng dụng phương pháp giảng dạy thực tế ảo và công nghệ trí tuệ nhân tạo trong thể thao

Trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0, giáo dục đang có những đổi mới trong phương pháp kết hợp với công nghệ mới. Trong đó, thực tế ảo (virtual reality – VR) mang đến cho người học, người xem những cách tiếp cận mới mẻ, dễ tiếp thu và ứng dụng bài học một cách hiệu quả hơn. Đối với các hoạt động thể dục thể thao trên thế giới, vấn đề này đã ngày càng phổ biến.

Việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo trong giảng dạy, huấn luyện thể thao giúp làm phong phú thêm phương tiện sáng tạo và nâng cao chất lượng của quá trình cảm nhận và thực hành.

Những thông tin dưới đây giới thiệu tới các bạn về ứng dụng phương pháp giảng dạy thực tế ảo trong hoạt động thể dục thể thao truyền thông kỹ thuật số. Giáo dục thực tế ảo có đặc điểm rõ ràng là sinh động và tự chủ. Trong phương thức dạy học và thiết kế dạy học, nó nhấn mạnh đến việc cải thiện toàn diện trải nghiệm của người dậy và người học, nhằm thúc đẩy giáo viên và học sinh tách khỏi quan niệm và phương thức dạy học truyền thống, đồng thời đạt được hiệu quả dạy học gấp đôi với một nửa nỗ lực.

Ứng dụng thực tế ảo VR trong thể thao về cơ bản là sự vận chuyển người dùng đến một nơi khác khiến nó trở nên lý tưởng cho việc đào tạo, xem các trò chơi và thậm chí là nhượng bộ. Với những người yêu thích, khao khát tận hưởng niềm đam mê thì thực tế ảo thể thao sẽ tạo ra sức hút mới cho những ai có đầu óc nhanh nhạy và các doanh nghiệp lớn nhất trong ngành công nghiệp này.

ông nghệ VR ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực, trong đó có thể thao – Ảnh: minh họa

Trong một tương lai gần, thực tế ảo thể thao (VR Sport) chắc chắn sẽ đem đến những thay đổi trong cách thưởng thức các trò chơi, các môn thể thao yêu thích của bạn. Ngay tại thời điểm hiện tại, VR thể thao cũng đang được ứng dụng với nhiều điều thú vị mà nó đem lại cho người dùng.

Cụ thể việc sử dụng thực tế ảo trong đào tạo, huấn luyện thể thao được mô phỏng qua máy tính. Những mô phỏng này dựa trên những dữ liệu về phong cách và hiệu suất của các đội đối thủ, từ đó, đưa ra những tùy chỉnh phù hợp nhằm xây dựng chế độ luyện tập cho nhu cầu của từng người. Người dùng sẽ đứng trước một màn hình và cầm các thiết bị vật lý, như gậy bóng chày, để tương tác với mô phỏng. Màn hình sẽ chiếu buổi đào tạo của người dùng vào thế giới thực, để các huấn luyện viên và các nhân viên khác có thể theo dõi.

Ưu điểm của công nghệ này là giúp cho chúng ta có thể tập luyện mà không cần môi trường, ví dụ như nơi có độ dốc để tập trượt truyết hay nhiều người để tập luyện bóng đá. Thứ hai, việc áp dụng công nghệ thực tế ảo vào tập luyện giúp cho VĐV có thể ghi nhận và theo dõi được sự cải thiện về phong độ cũng như kỹ năng của mình hàng ngày. Cuối cùng, công nghệ VR có thể mở rộng và giúp cho người dùng có nhiều không gian để tập luyện theo nhiều cách khác nhau”, nghiên cứu ghi rõ.

Sau một thời gian nghiên cứu, ông Stefan và các cộng sự thu lại được kết quả đầy bất ngờ. Các VĐV sử dụng thiết bị công nghệ thực tế ảo có thành tích tốt hơn nhóm còn lại. Những kết quả thu được chính là cơ sở cho việc áp dụng công nghệ thực tế ảo vào tập luyện thể thao, đặc biệt là khi gặp khó khăn trong việc tạo ra môi trường tập luyện hay môi trường đó thiếu tính thực tiễn và khả thi trong thế giới thực.

Công nghệ thực tế ảo ngày càng phát triển với nhiều ứng dụng thực tế và tiếp tục được ứng dụng trong lĩnh vực thể thao. Sự phát triển của các công nghệ hiện này có thể làm thay đổi cách chơi và trải nghiệm các bộ môn thể thao của vận động viên và khán giả. Và để phát triển và theo kịp xu thế mới của toàn cầu, bất kể quốc gia nào cũng cần ứng dụng ngay các phương pháp tiên tiến này vào huấn luyện thể thao để nâng cao thành tích, cũng như đem đén sự trải nghiệm tuyệt vời cho người xem và người chơi.

Theo: tdtt.gov.vn

Xem thêm Thể thao