Kết nối với chúng tôi

Thể thao

Chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946 – 27/3/2021)

Mọi người đều biết sức khỏe là “vàng” và hơn thế nữa sức khỏe là cái quý giá nhất của con người mà “các em phải luyện tập thể dục để giữ gìn cái vốn quý ấy” như thầy giáo Nguyễn Tất thành từng khuyên các trò ở Trường Dục thanh từ năm 1910, khi Người dạy học ở đó. Theo tổ chức Y tế thế giới “sức khoẻ là tình trạng Ngày 27 tháng 3 năm 1946, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục đăng trên báo Cứu Quốc. Người viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công”. Bác khuyên đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục và coi đó là bổn phận của mỗi người dân yêu nước và tự Bác làm gương ngày nào cũng tập.


Cách đây 75 năm, ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Lời kêu gọi Toàn dân tập thể dục đăng trên báo Cứu quốc, Người nhắn nhủ: “Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập thể dục”. Không chỉ kêu gọi toàn dân luyện tập, Bác còn gương mẫu thực hiện trước. Đến nay, mỗi lời nói, hành động của Bác đã trở thành kim chỉ nam soi đường chỉ lối cho phong trào Thể dục thể thao cả nước.

Tổ chức Y tế thế giới đã từng có khuyến cáo mọi người hãy biết sống lành mạnh với 3 biện pháp không cần thuốc: “tập luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý và nêu cao trách nhiệm trong cuộc sống”. Ngày nay khoa học thực chứng phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại đã chứng  minh làm rõ vai  trò to lớn của vận động, luyện tập đối với sức khoẻ. Tập luyện còn được coi là một phương pháp không chỉ có giữ gìn nâng cao sức khoẻ mà còn có tác dụng chữa bệnh như “thể dục trị liệu”, “vận động trị liệu” của y học hiện đại.

Bác Hồ lúc sinh thời luôn quan tâm đến công tác Thể dục thể thao, Người sớm nhận thấy vai trò của công tác Thể dục thể thao rất quan trọng vì lợi ích của thể dục thể thao đối với sức khỏe. Ngay từ những năm 1910-1911 trước khi lên tàu sang Pháp ra đi tìm đường cứu nước, là thầy giáo dạy học tại Trường Dục Thanh, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã chú trọng đến việc đồng thời với dạy chữ, truyền bá tinh thần yêu nước, dạy làm người cho các trò, còn phải tập luyện thể dục để cho cơ thể được nở nang mạnh khỏe. Suốt chặng trường hoạt động, bôn ba khắp năm châu bốn biển, Người càng cảm nhận được việc rèn luyện sức khỏe bằng tập luyện thể dục thường xuyên hằng ngày là điều không thể thiếu. Bởi vậy khi về nước trực tiếp chỉ đạo Cách mạng Việt Nam ngay từ năm 1941, trong Cương lĩnh của mặt trận Việt Minh đã xác định việc phát triển thể dục thể thao để cho nòi giống ngày càng thêm mạnh.

Tiếp theo những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của chế độ mới, của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Bác khuyên nhủ các cháu cần siêng năng luyện tập thể dục cho mình mẩy được nở nang. Đến ngày 27/3/1946, nhân việc ban hành sắc lệnh thành lập tại Bộ quốc gia Giáo dục một Nha thể dục, Bác viết bài “Sức khỏe và Thể dục” hô hào đồng bào tập thể dục đăng trên Báo Cứu quốc. Bài viết thể hiện tầm nhìn khoa học về công tác thể dục thể thao của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, bài viết đã nêu lên tầm quan trọng: “ việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công” và hiểu về sức khỏe đơn giản là khí huyết lưu thông tinh thần đầy đủ như vậy là sức khỏe. Muốn có sức khỏe thì mỗi sáng dậy tập ít thể dục, đó chính là ý nghĩa tác dụng và phương pháp thể dục đối với sức khỏe. Người nêu lên phương pháp tập luyện thể dục để sức khỏe thì phải phải thường xuyên. Người chỉ ra trách nhiệm của Nhà nước đối với công tác TDTT là Nhà nước đã thành lập trong Bộ Quốc gia Giáo dục một Nha thể dục là tổ chức để khuyên và dạy đồng bào tập thể dục. Mọi người cùng tập luyện thể dục vì sức khỏe để Dân cường thì Quốc thịnh đó là thể hiện lòng yêu nước của mỗi người dân.Và Bác đã là một công dân yêu nước có trách nhiệm với Tổ quốc, tự Bác ngày nào Bác cũng tập.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đi đôi với làm về thể dục thể thao được thể hiện trong các bài viết và đặc biệt là trong hành động của Người – Một tấm gương mẫu mực về luyện tập thể dục thể thao hàng ngày của Bác. Trong những năm tháng lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống thực dân Pháp và xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà, Bác luôn quan tâm đến công tác TDTT như Bác đến thăm trường cán bộ TDTT Trung ương ngày 14/12/1959 căn dặn những người cán bộ TDTT tương lai phải vừa hồng vừa chuyên để hướng dẫn đồng bào tập thể dục vì sức khỏe chứ không phải vì mục tiêu thành ông kiện tướng này bà kiện tướng nọ. Bác gặp gỡ vận động viên giành thành tích cao để động viên họ phấn đấu vì màu cờ tổ quốc. Bác đến dự các Đại hội TDTT hay các trận thi đấu Bóng đá để cổ vũ động viên phong trào tập luyện TDTT của đông đảo quần chúng nhân dân. Bác còn thường xuyên tập luyện thể thao với cán bộ chiến sỹ làm việc với Bác và sửa chữa, hướng dẫn từng động tác kỹ thuật cho người mới tập. Những hình ảnh Bác đánh Bóng chuyền, Bida, sửa kiếm, động tác vật, luyện võ hay cử chỉ ân cần thăm hỏi các cháu vận động viên của Bác mãi mãi là tấm gương cho phong trào toàn dân rèn luyện thân thể để xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc thân yêu.

Để phát huy được lợi ích tác dụng của thể dục thể thao thực sự đến với mọi người, đòi hỏi sự nhận thức, nỗ lực của mỗi cá nhân, nhưng không thể thiếu sự quan tâm chăm lo của Đảng và Nhà nước ta ở mỗi giai đoạn cách mạng, cũng như trong cuộc sống hiện nay. Chúng ta đang thực hiện cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại với mục tiêu khiêm tốn đến năm 2020 này đạt 33% dân số tập luyện thể dục thường xuyên. Tiêu chí của người tập thường xuyên là mỗi người tập ít nhất một tuần 3 buổi, mỗi buổi ít nhất 30 phút và liên tục trong 9 tháng/ 1năm(12 tháng). Tuy vậy với nhiều người đã trở thành thói quen thì ngày nào cũng phải luyện tập thể dục, thể thao-không thể thiếu vận động.

Với nhiều người lao động trong những ngành nghề ít vận động chân tay thì việc chơi những môn thể thao vận động cơ bắp là nhu cầu không thể thiếu. Đối với những người lao động chân tay thì nhu cầu giải trí vận động trí não cũng không kém phần quan trọng như chơi các môn thể thao trí tuệ hay các bài tập rèn luyện khả năng tư duy sâu. Nói chung, luyện tập thể dục, thể thao là nhu cầu tự thân của con người, của cuộc sống, nhưng do hoàn cảnh sống và nhận thức về phương pháp vận động còn hạn chế, nên nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội để chăm sóc sức khỏe bằng những phương pháp dưỡng sinh vận động. Để tạo cơ hội cho mọi người có điều kiện lựa chọn cho mình một môn thể dục, thể thao phù hợp để rèn luyện suốt đời là trách nhiệm của những người làm công tác thể dục thể thao, của ngành thể dục thể thao cách mạng vì công tác thể dục thể thao quan trọng như những công tác cách mạng khác.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo về đầu tư cho thể dục thể thao với quan điểm là đầu tư cho con người, đầu tư cho sự phát triển. Công tác nghiên cứu và đào tạo cán bộ chuyên môn sâu được chú trọng nhằm đưa đến và hướng dẫn nhân dân luyện tập thể dục, thể thao khoa học. Không ngừng giới thiệu và phổ biến kiến thức khoa học về thể dục, thể thao và những tiến bộ, phương pháp rèn luyện của các quốc gia, dân tộc trên thế giới đến với Việt Nam trên tinh thần tiếp thu chọn lọc tinh hoa của thế giới phù hợp với văn hóa, con người Việt Nam.

Luyện tập thể dục thể thao, vận động rèn luyện thân thể từ sớm và có hệ thống là tốt nhất, nhưng luyện tập không bao giờ là muộn cả. Người tuổi càng cao, nhu cầu lao động chân tay và cả vui chơi vận động càng giảm dần nên rất cần phải luyện tập thể dục, vận động thân thể. Chúng ta, lúc này hơn bao giờ hết hãy cùng nhau luyện tập thể dục theo tấm gương rèn luyện thân thể của Bác Hồ muôn vàn kính yêu nhằm làm cho “cả nước mạnh khỏe” như mong muốn của Người!

Nhân ngày thể thao Việt Nam, kính gửi đến quý độc giả của Thể thao và Cuộc sống những hình ảnh của thể thao nước nhà trong thời gian qua, những gương mặt VĐV tiêu biểu với những hy vọng Vàng của đội tuyển Việt Nam tại sea Games 31 tới:

Van-Quyet
nguyen-thi-oanh

TT&CS

Xem thêm Thể thao