Kết nối với chúng tôi

Thể thao

Paralympic Tokyo 2020: Nữ Zakia Khudadadi tan biến giấc mơ

Ngày 18/8, Chủ tịch Ủy ban Paralympic quốc tế bày tỏ sự đau buồn và tiếc nuối khi các vận động viên (VĐV) Afghanistan bị mắc kẹt ở Kabul sẽ không thể đến Nhật Bản tham gia Paralympic Tokyo 2020.

“Tôi chưa hết hy vọng. Tôi vẫn mong có ai đó ngoài kia sẽ giúp đỡ mình”. Đó là lời cầu cứu của Zakia Khudadadi, nữ VĐV dự Paralympic đầu tiên trong lịch sử Afghanistan.

Cụ thể, Zakia giành quyền tham dự môn taekwondo tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật, nhưng vài ngày trước khi Paralympic khởi tranh, Taliban đã chiếm quyền kiểm soát Phủ Tổng thống ở Kabul và tuyên bố giành chiến thắng trước chính phủ Afghanistan. Nữ VĐV khuyết tật của Afghanistan bị kẹt lại và chưa thể lên đường sang Tokyo. 

Trước đó, vào đêm 16/8 (giờ địa phương), Zakia gửi đoạn tin nhắn cầu xin sự giúp đỡ khi cô đang nỗ lực tìm cách thoát khỏi Kabul và thực hiện giấc mơ thi đấu tại Paralympic. Trong tin nhắn có đoạn:

“Tôi (Zakia Khudadadi) thay mặt cho thành viên nữ của Ủy ban Paralympic Quốc gia Afghanistan, muốn nói về những khó khăn mà tôi đã trải qua. Tôi đã bị giam cầm trong nhà; thậm chí tôi không thể ra ngoài nhà một cách tự tin và an toàn để mua một thứ gì đó cho bản thân hoặc hỏi thăm mọi người xem họ thế nào.

Paralympic Tokyo 2020 sẽ diễn ra từ ngày 24/8 – 5/9, 2 VĐV Afghanistan không thể tham dự.

Đồng thời, một người số hỏi tình trạng tôi bây giờ thế nào, bởi tôi cần nhanh chóng tham gia Thế vận hội Tokyo 2020 để đảm bảo không bị loại khỏi cuộc thi.

Gia đình tôi vốn ở Herat, nơi toàn bộ thành phố bị Taliban chiếm giữ. Hiện tại, tôi đang sống với các thành viên khác trong gia đình của mình ở Kabul. Họ là những người không có đủ thức ăn để nuôi con mình; và tôi đang là gánh nặng thêm cho họ.

Tôi muốn nói với mọi người rằng tôi là một phụ nữ Afghanistan, và thay mặt cho tất cả phụ nữ Afghanistan, hãy giúp đỡ tôi. Dự định của tôi là tham gia Thế vận hội Paralympic Tokyo 2020, hãy nắm tay tôi và giúp tôi nhé.

Làm ơn, tôi cầu xin tất cả các bạn, đặc biệt là phụ nữ trên toàn cầu, các tổ chức phụ nữ và Liên hợp quốc đừng để quyền của một công dân nữ Afghanistan được tham dự Paralympic bị tước mất một cách dễ dàng như vậy.

Tôi đã đấu tranh rất nhiều để đến được đây, đó đã là một thành tích tuyệt vời và không thể coi thường. Tôi không muốn cuộc đấu tranh của mình trở nên vô ích và không có kết quả. Xin hãy giúp tôi”. 

Ông Arian Sadiqi, người đứng đầu Ủy ban Paraympic Afghanistan, nhấn mạnh các VĐV Afghanistan đã “tìm được nguồn cảm hứng từ thể thao, được đào tạo bài bản để chuẩn bị cho sự kiện lớn”, nhưng phải bỏ lỡ Paralympic bởi những biến cố tại quê hương.

Ông Arian đã cố gắng liên lạc với Zakia để giúp nữ VĐV Afghanistan tháo gỡ vướng mắc. “Sáng nay, tôi đã gọi được cho Zakia. Kết nối rất yếu nhưng chúng tôi vẫn để lại được tin nhắn thoại cho nhau”, Arian nói. 

“Cô ấy giải thích rằng cô ấy đang ở cùng với những người họ hàng xa, một gia đình 10 người, tất cả đều đang vất vả mưu sinh do tình hình của Taliban hiện nay. Cô ấy xin lời khuyên, nhưng tôi chưa biết phải làm gì”. 

Các VĐV, đặc biệt là các VĐV nữ, ngày càng lo sợ đường lối cứng rắn trước đây của Taliban chống lại các hoạt động thể thao sẽ khiến họ bị trừng phạt. Trước đây, phụ nữ Afghanistan hầu như không có cơ hội thi đấu thể thao. Phụ nữ thi đấu Paralympic còn hiếm hơn, phải chịu sức ép từ định kiến và bị phản đối. 

Tại các thành phố khác, Taliban được cho là đã lập danh sách và đi gõ cửa từng nhà để tìm các quan chức chính phủ, nhà báo, nhà hoạt động và những người làm việc với lực lượng đồng minh. Các vụ nổ súng xảy ra liên tiếp ở các thành phố lớn trong ít ngày qua. 

Arian là một trong những người kịp bỏ trốn ra nước ngoài trước khi Taliban nắm quyền. Theo người đứng đầu Ủy ban Paralympic Afghanistan, lịch sử đang lặp lại với đất nước của ông.

“Ở những quốc gia như Afghanistan, thể thao cho người khuyết tật vẫn bị kỳ thị. Mọi người coi thường và không coi nó như những môn thể thao khác. Rất khó để khắc phục vấn đề nếu không có sự hỗ trợ từ chính phủ.

Không một cuộc thi nào mà Ủy ban Paralympic Quốc gia được chính phủ hỗ trợ, nếu có hỗ trợ thì cũng rất ít. Các VĐV chỉ nhận được ít hơn 17 USD mỗi tháng.

Arian chia sẻ: “nói rằng cô ấy rất sợ phải ra ngoài phòng trường hợp Taliban nhận ra cô ấy là vận động viên Paralympic. Nhưng cô ấy chưa hết hy vọng, dù biết sân bay đang ở tình trạng hỗn loạn. Cô ấy vẫn nghĩ mình có thể thi đấu. Còn tôi cảm thấy bất lực. Tôi không biết phải làm gì”.

Arian khẳng định sẽ gọi cho Ủy ban Paralympic Vương quốc Anh, rồi thử đến Trung tâm Thể thao và Nhân quyền có trụ sở tại Thụy Sĩ để cầu viện sự giúp đỡ. “Tôi sẽ làm bởi ít nhất tôi đã nỗ lực và thử bằng mọi cách”, Arian nói. 

Theo AFP, không có thông tin nào về việc IPC đang tìm cách hỗ trợ 2 VĐV của Afghanistan đến Tokyo tranh tài ở ngày hội thể thao của người khuyết tật lớn nhất thế giới. “Chúng tôi hy vọng đội và các quan chức vẫn an toàn và khỏe mạnh trong thời gian khó khăn này”, Spence nhấn mạnh.

Cách đây 1 tuần trước, 2 VĐV này đã được đăng tải trên trang web của IPC, với người phụ trách đoàn Arian Sadiqi của Afghanistan nói rằng việc tham dự Paralympics sẽ mang đến cơ hội truyền tải thông điệp về sự đoàn kết và bình đẳng của nhân loại. Trước đó, phía chủ nhà Nhật Bản cũng xác nhận việc khán giả sẽ bị cấm tham gia Paralympic Tokyo vì lo ngại Covid-19, do nước này đang chứng các ca nhiễm tăng cao bất chấp các biện pháp khẩn cấp ở một số tỉnh, thành phố.

Dự kiến, Paralympic Tokyo 2020 sẽ diễn ra từ ngày 24/8 – 5/9 ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh gồm Chiba, Saitama và Shizuoka, với sự tham gia của khoảng 4.400 VĐV từ gần 160 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Xuân Hiền (T/h

Xem thêm Thể thao