Kết nối với chúng tôi

Thể thao

Góc kỹ thuật: Hướng dẫn lau rửa và bảo dưỡng xe đạp thể thao

Đối với việc sử dụng xe đạp thể thao sẽ không tránh khỏi những bụi bẩn bám vào xe vì thế mà bạn cần phải vệ sinh cho xe đạp của mình luôn mới và sạch đẹp, nếu như chiếc xe đạp được thường xuyên lau rửa sạch sẽ luôn có những chuyển động tốt hơn, mượt mà và trơn tru hơn.

Để tuổi thọ của xe đạp được kéo dài thì bạn cần phải thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng xe. Nhưng nếu vẫn chưa quen thuộc với chiếc xe đạp của mình và nó có khá nhiều cấu trúc mà bạn không biết phải vệ sinh ra sao thì dưới đây là hướng dẫn lau rửa và bảo dưỡng xe đạp thể thao.

Trao đổi với PV Thể thao & Cuộc sống anh Nguyễn Văn Hà – Chủ cửa hàng xe đạp thể thao ở Cẩm Khê, (Phú Thọ) cho biết: “Đặc biệt, trong trường hợp không có bạn có thể sử dụng bàn chải cùng với dầu hỏa và vệ sinh một cách kỹ càng nhất cho xe đạp của mình… Để tránh tình trạng hao mòn xe bạn không được dùng chất tẩy rửa có tính acid hoặc tính kiềm cao”.

Anh Lê Hồng Giang – Quản lý Đại lý xe đạp Thống nhất chia sẻ: “Bên cạnh đó, các tay đua “nghiệp dư” nên sử dụng dầu nhớt chuyên dụng cho xe đạp và tuyệt đối không được sử dụng dầu nhớt dành cho xe máy. Bởi vì đặc tính của dầu nhớt là bám bụi rất nhanh dễ khiến xe bị đóng bẩn và lâu dần sẽ hư hỏng”.

Vệ sinh và bảo dưỡng xe đạp thường xuyên sẽ giúp chiếc xe của bạn bền hơn

Ngoài ra, khi sử dụng xe đạp thể thao có thể gặp bụi bẩn bám vào những chi tiết nhỏ rất khó rửa đồng thời khi sử dụng lâu ngày dầu mỡ trong các linh kiện quan trọng bị khô khiến xe đạp hoạt động kém hiệu quả, rất khó chịu và có thể phát ra những âm thanh lạ, hơn nữa chúng còn khiến cho xe đạp thể thao giảm tính linh hoạt và nhanh hư hỏng.

Chính vì vậy, bạn nên định kỳ bảo dưỡng xe đạp để chúng có thể hoạt động ổn định và bền đẹp hơn, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bảo dưỡng xe đạp đúng cách, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn một cách chi tiết cách bảo dưỡng xe đạp thể thao đơn giản tại nhà.

Anh Nguyễn Văn Thủy – một tay đua “nghiệp dư” lâu năm nói: “Đầu tiên các cua – rơ nên dùng nước và xà phòng để có thể rửa sạch hết những bụi bẩn bên ngoài xe đạp, tuy nhiên trong quá trình rửa xe, bạn nên chú ý đến phần moay ơ, khi rửa bạn nên tránh xịt vòi xịt ngang, điều này khiến các lớp bụi bẩn có thể đi vào sâu trong ổ bi và các chi tiết khác, khiến chúng bị hư hại trong quá trình sử dụng lâu ngày, vì vậy, tốt hơn hết bạn nên giữ thói quen xịt vòi dọc khi rửa xe đạp”.

“Sau khi xịt bằng vòi nước để giảm các bụi bẩn bạn tiến hành dùng xà phòng kết hôp với giẻ lau hoặc chổi nhỏ để có thể vệ sinh kỹ càng hơn những chi tiết của xe đạp, sau cùng là xịt nước lại một lần nước để xà phòng cùng bụi bẩn trôi đi hết và lau lại xe đạp cho khô nhanh chóng”. Cho biết thêm

Đồng thời, khi rửa phần xích xe đạp, bạn không thể tự vệ sinh bằng nước, hãy dùng một ít xăng hoặc dầu hỏa, từ từ vệ sinh sạch sẽ chúng, trong quá trình sử dụng, các tay đua “nghiệp dư” không nên tra dầu mỡ cho xích xe đạp địa hình, xe đạp đua của mình bằng dầu nhớt xe máy, chúng có thể vận hành trơn tru nhưng một thời gian ngắn sau lại bám bụi rất nhanh.

Bên cạnh đó tháo rời rồi vệ sinh từng chi tiết như: Sau khi vệ sinh xích bạn tháo rời các chi tiết của xe đạp, bạn nên sử dụng tua vít cùng cờ lê để tháo rời những bộ phẩn nhỏ như phanh, trục, ghi đông…

Xe đạp được thiết kế đơn giản nên không quá nhiều chi tiết và linh kiện, nếu bạn đã từng tháo lắp các bộ phận xe đạp bạn sẽ thấy quá trình này rất nhanh chóng, tuy nhiên khi lần đầu thực hiện, bạn nên tháo rời các bộ phận theo trình tự: Tháo trục bánh sau và bánh trước, cổ xe và ghi đông, cuối cùng đến bộ phận giảm xóc của xe đạp sau đó để riêng để tránh gây nhầm lẫn ốc vít khi lắp vào.

Phần cuối cùng là trục xe đạp, bạn nên cẩn thận tháo lắp phần trục giữa và trục sau sẽ thấy ổ bi hiện ra, bạn vệ sinh một cách sạch sẽ tránh những bụi bẩn bám vào gây hư hỏng và cũng dùng mỡ bôi trôn tương tự như đối với bộ phận giảm xóc.

Tiếp theo, lắp ráp, canh chỉnh và kiểm tra hoạt động xe đạp, sau khi thực hiện các bước trên, bạn đã hoàn thành việc bảo dưỡng và vệ sinh xe đạp rồi, giờ thì có thể lắp ráp để chúng trở lại hoạt động bình thường.

Nhưng sau khi lắp ráp bạn có thể vận hành thử xem chúng đã được canh chỉnh chính xác chưa, đặc biệt chú ý đến bộ đề và phanh xe nếu chưa các cua – rơ hãy căn chỉnh lại sao cho chúng hoạt động lại một cách trơn tru và êm ái.

Như vậy có thể thấy việc lau rửa và bảo dưỡng xe đạp thể thao là thao tác quan trọng không thể bỏ qua đối với bất cứ ai. Hy vọng qua bài viết này các tay “cua-rơ” có cái nhìn rõ hơn về vệ sinh và bảo dưỡng để chuẩn bị cho những cuộc hành trình tiếp theo nhé! Chúc các bạn may nắm.

Kỳ tiếp theo: Hướng dẫn cách thay lốp xe cực đơn giản

Bài liên quan:

Xuân Hiền

Xem thêm Thể thao