Xu hướng tiêu dùng thời 4.0 không còn là khái niệm xa lạ khi người tiêu dùng ngày càng “làm chủ” cuộc chơi, chính họ là yếu tố quyết định thay đổi phương thức mua sắm cũ bằng phương thức mua sắm an toàn, nhanh chóng, tiện lợi trên nền tảng online. Người tiêu dùng đã biết lựa chọn, đánh giá, sử dụng thông tin phù hợp khi mua hàng. KOL/KOC/ Influencer trở thành kênh tham khảo quyết định đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng ngày càng nhiều.
Người tiêu dùng thay đổi kênh mua hàng mới
Đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn thế giới đã tác động sâu sắc và làm thay đổi hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Ngay cả việc tiếp nhận thông tin, người tiêu dùng cũng đã bắt đầu chủ động tìm kiếm thông tin sản phẩm, xem đánh giá (review) trước khi mua hàng, tham khảo, so sánh với các trang TMĐT,… chứ không chỉ phụ thuộc thông tin vào các kênh quảng cáo như trước đây.
Nhiều kết quả nghiên cứu, khảo sát về hành vi, thói quen mua sắm của người tiêu dùng hiện nay có đến 73% có sử dụng tin nhắn, kinh doanh hội thoại để tiếp cận với nhãn hàng. Nhắn tin trực tiếp với nhãn hàng, doanh nghiệp giúp cho người tiêu dùng mau chóng nhận được phản hồi về sản phẩm đang quan tâm. Thậm chí, người tiêu dùng còn chủ động thay đổi kênh mua hàng để trải nghiệm mua sắm tốt nhất, giá thành tốt nhất, nhanh chóng và tiện lợi nhất. Chẳng hạn như cùng một sản phẩm, khách hàng có thể chọn lựa mua hàng ở kênh facebook, Ins, zalo, Tiktok hoặc săn giá hời trên các sàn TMĐT,…
Đặc biệt, người tiêu dùng (thế hệ GenZ) được sinh trưởng trong thời đại công nghệ, nơi mà thiết bị di động thông minh và mạng xã hội phát triển như vũ bão thì việc mua hàng trực tuyến trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các đánh giá về sản phẩm, review, chia sẻ từ người thân, bạn bè, những người tiêu dùng khác,… sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của đối tượng khách hàng này. Và xu hướng người tiêu dùng tự chủ động tham khảo thông tin, kiểm tra thông tin trên mạng xã hội trở thành nhu cầu cấp thiết. Vì vậy, đối với các doanh nghiệp, nhãn hàng, việc tiếp cận khách hàng bằng đa kênh ngày càng quan trọng hơn, trở thành mục tiêu trong chiến lược kinh doanh, Marketing thời kỳ kỷ nguyên số.
Thị trường “chạy” theo người tiêu dùng
Hình thức mua hàng theo mô hình truyền thống là doanh nghiệp phải tạo được sự chú ý cho khách hàng, khiến khách hàng yêu thích, khơi dậy được mong muốn sở hữu sản phẩm và tiến hành mua hàng thì hiện nay người tiêu dùng 4.0 đã làm thay đổi hành trình mua sắm “truyền thống” này và bắt đầu định hình hành trình mua sắm mới. Theo đó, chỉ cần biết đến sản phẩm thì người tiêu dùng sẽ trực tiếp liên hệ nhà sản xuất, chủ cửa hàng, doanh nghiệp để chủ động tìm hiểu thông tin về sản phẩm đó, hoặc quyết định mua hàng luôn thông qua đánh giá của bạn bè, người thân, các bình luận trên mạng xã hội. Người tiêu dùng chịu sự tác động lớn từ những người xung quanh kể cả kênh online và offline.
Vì vậy, doanh nghiệp muốn bán được hàng cho người tiêu dùng thì đòi hỏi chính doanh nghiệp không ngừng nâng cao về mặt hình ảnh, thương hiệu, kênh Marketing, các kênh mạng xã hội, sàn TMĐT và có được đánh giá sản phẩm ngày càng tốt của khách hàng là doanh nghiệp có thêm lợi thế. Chưa kể, các doanh nghiệp ngày càng chú trọng kênh KOLs/KOC/Influencer ngày càng đông đảo và chất lượng để thúc đẩy hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Thế giới ngày nay đang được vận hành với các phương tiện truyền số và nhóm người có ảnh hưởng nên KOL/KOC/Influencer giữ vai trò quan trọng trong việc tác động đến nhận thức của khách hàng. Theo số liệu của 1 KOC cung cấp, hiệu quả chiến dịch KOC Marketing trên sàn Shopee trong lĩnh vực thời trang Unisex, chỉ trong 1 tháng đạt 3,8 tỷ doanh thu về sàn TMĐT, thu hút 397.000 người quan tâm đến sản phẩm trên sàn thông qua KOC. Hiệu quả thương mại và Marketing của KOL/KOC ngày càng tăng khiến cho doanh nghiệp có thêm lựa chọn chiến lược kinh doanh từ hình thức KOL/KOC để tiếp cận và bán hàng cho người tiêu dùng.
Theo đại diện Ecomobi, chị Đỗ Kim Dung – Head of Ecomobi Passio – đơn vị cung cấp nền tảng bán hàng qua mạng xã hội, ứng dụng các công nghệ hàng đầu tại Đông Nam Á cho biết: “Với việc thông tin trên mạng xã hội ngày càng nhiều và khó kiểm chứng, thì hành vi mua sắm của người dùng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cộng đồng/ người dẫn dắt tiêu dùng. Do đó, trải nghiệm chân thực của KOC khi sử dụng sản phẩm có khả năng ảnh hưởng lớn lên hành vi mua sắm của những người tiêu dùng khác”
Thị trường “chạy” theo người tiêu dùng là điều hiển nhiên phải xảy ra trong thời đại số khi bất cứ một nền tảng xã hội nào, người tiêu dùng hoàn toàn có thể mua sắm trực tuyến, nắm bắt thông tin nhanh nhất, an toàn nhất.
“KOC là những người có tầm ảnh hưởng về mặt tiêu dùng, chính họ là người tiêu dùng, trải nghiệm sản phẩm một cách chân thật và ảnh hưởng sâu đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng. Tuy là những người có tầm ảnh hưởng nhưng sự khác biệt của KOC là khả năng phân phối và kích thích tiêu dùng trong cộng đồng fans, hoạt động của KOC gắn liền với mua bán thương mại, đẩy doanh số cho thương hiệu”