Chống lão hóa bằng 5 loại thực phẩm lên men truyền thống
Quá trình lên men thực phẩm tạo ra vi khuẩn “tốt” được gọi là men vi sinh probiotics. Chúng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe và còn có công dụng chống lão hóa.
Có rất nhiều loại thực phẩm và đồ uống lên men ngon. Thực phẩm lên men có vị chua chua, thơm phức và có thể được thưởng thức vào bữa sáng, bữa trưa và bữa tối.
Các lợi ích sức khỏe được khoa học chứng minh của thực phẩm lên men giàu probiotic bao gồm:
Cải thiện tiêu hóa
Gia tăng khả năng miễn dịch
Hỗ trợ giảm cân
Điều trị và phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa
Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Cải thiện các triệu chứng lo âu và trầm cảm
Và hiệu ứng chống lão hóa được đặc biệt nhấn mạnh.
Sau đây là 5 loại thực phẩm lên men truyền thống có công dụng chống lão hóa:
1. Sữa chua
Hầu hết các loại sữa chua đều có chứa vi khuẩn, tuy nhiên, các sản phẩm có thể khác nhau về lượng probiotics. Nếu bạn mua sữa chua, hãy tìm nhãn có ghi “vi sinh vật sống và hoạt động” trên hộp đựng và tránh các nhãn hiệu chứa nhiều đường.
Nếu bạn không thể uống sữa vì bị rối loạn tiêu hóa thì các sản phẩm sữa lên men có thể là một lựa chọn thay thế. Quá trình lên men giúp phân hủy lactose, đường tự nhiên trong sữa, vì vậy ngay cả những người không dung nạp lactose cũng có thể tiêu hóa sữa chua và kefir mà không gặp khó khăn. Kefir là một thức uống giống như sữa chua nhưng loãng hơn và lượng protein cao hơn sữa chua và có cùng lợi ích về tiêu hóa.
Những người ăn chay trường và những người không thích sữa có thể tìm thấy một số loại sữa chua không sữa có lợi ích sức khỏe tương tự như sữa chua đậu nành, hạnh nhân và sữa dừa.
2. Rau củ lên men
Nhiều thế kỷ qua, các nền văn hóa từ khắp nơi trên thế giới đã có ghi chép về thực phẩm lên men từ rau củ bản địa. Đây là cách bảo quản thực phẩm lâu đời. Rau mới hái có thể chỉ để được vài ngày, nhưng rau lên men trong nước muối và bảo quản trong lọ kín có thể sử dụng trong vài tháng.
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy cảm hứng này với kim chi Hàn Quốc. Kim chi ngoài đặc tính chống ung thư còn có tác dụng chống lão hóa do khả năng giảm sản xuất “gốc tự do” vốn là chất gây hại cho sức khoẻ và gây lão hoá.
Các lựa chọn rau củ lên men truyền thống khác gồm dưa cải, dưa chuột muối, súp lơ và thậm chí cả các loại rau lá xanh như mù tạt và cải thìa. Bạn có thể thêm các loại gia vị như thì là, rau mùi, tỏi, gừng và ớt làm cho món ăn thơm ngon hơn.
3. Trà Kombucha
Kombucha là một loại đồ uống lên men từ trà có vị chua khá phổ biến với những người quan tâm về sức khỏe ở mọi lứa tuổi.
Kombucha được ủ bằng cách sử dụng một mẻ trà ngọt và một loại bánh kếp có vi khuẩn và men được gọi là SCOBY (nuôi cấy cộng sinh giữa vi khuẩn và nấm men). Cả trà xanh và trà đen đều có thể được sử dụng, tuy nhiên trà đen và đường trắng được coi là nguyên liệu tốt nhất cho món kombucha truyền thống.
SCOBY trôi nổi trong nước trà, ăn chất lỏng có đường, lớn dần về kích thước và cuối cùng bịt kín chất lỏng ở phía trên như một chiếc bè. Điều này ngăn chặn vi khuẩn có hại tiềm ẩn và tạo điều kiện yếm khí lý tưởng cho quá trình lên men.
Hoạt chất chống oxy hóa của Kombucha cao hơn 100 lần so với vitamin C và 25 lần so với vitamin E. Vitamin C trong Kombucha tăng cường khả năng miễn dịch và khả năng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương, các bệnh viêm nhiễm, khả năng miễn dịch bị ức chế và phát triển khối u.
Ngoài ra, Kombucha cũng được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các rối loạn chuyển hóa và nhiễm trùng toàn thân.
4. Giấm táo
Giấm táo, được gọi tắt là ACV, là một thực phẩm chủ yếu của các đầu bếp về thực phẩm sức khỏe trên toàn thế giới. ACV được làm bằng cách lên men nước táo, và được sử dụng làm nước sốt salad và bánh nướng.
ACV được cho là có tác dụng chống tiểu đường và chống oxy hóa. ACV còn có thể giúp cơ thể chúng ta cân bằng cholesterol và cung cấp hoạt động kháng khuẩn tự nhiên.
Tuy nhiên do tính axit cao, tiêu thụ quá nhiều ACV có thể gây khó chịu cho răng, cổ họng và dạ dày của bạn. Bạn nên bắt đầu với không quá 2 muỗng canh ACV pha loãng với nước, uống khi bụng đói ngay sau khi thức dậy để khởi động quá trình tiêu hóa.
5. Súp miso
Súp miso được làm bằng cách lên men hỗn hợp đậu nành và ngũ cốc nghiền với muối biển và koji (men nấm mốc). Thời gian lên men từ ba tháng đến ba năm, tùy thuộc vào độ đậm đà của hương vị mong muốn. Sản phẩm thu được giàu enzyme, vitamin, muối, khoáng chất, protein thực vật, chất đạm, chất béo và vi sinh vật sống. Hương vị mặn nồng của miso là điểm đặc trưng độc đáo của món ăn này.
Ăn súp miso lâu dài có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú và giảm nguy cơ bệnh tim. Các sản phẩm đậu nành lên men cũng đã chứng minh hiệu quả ngăn ngừa các bệnh về xương như loãng xương.