Kết nối với chúng tôi

Giáo dục Thể chất

CHÀNG SINH VIÊN KHUYẾT TẬT VÀ KHÁT VỌNG CỐNG HIẾN

Tuy mất đi thị lực nhưng chàng sinh viên khiếm thị Nguyễn Đức Nghị luôn khát khao, cống hiến kiến tạo giá trị bình đẳng cho người khuyết tật và trở thành Ban tổ chức của nhiều dự án xã hội có ý nghĩa nhân văn, có tác động tích cực đến cộng đồng.

   BÀI THAM DỰ CUỘC THI “VƯỢT LÊN SỐ PHẬN” DO TẠP CHÍ THỂ THAO VÀ CUỘC SỐNG TỔ THỨC

Khởi đầu của ước mơ

    Không may mắc Blôcôm bẩm sinh, tuổi thơ của Đức Nghị là những chuỗi ngày dài điều trị tại các bệnh viện lớn nhỏ. 5 lần phẫu thuật, rất nhiều tháng tập luyện mắt để tìm lại thị lực 1/10 ở mắt trái, còn mắt phải hoàn toàn mất thị lực. Dù gặp nhiều khó khăn với thị lực ít ỏi, Nghị luôn nỗ lực để hoàn thành việc học tập. Cũng trong  thời gian đó, Nghị có cơ hội được tiếp xúc với các anh chị thanh niên tình nguyện. Do hạn chế thị lực, Nghị không thể  nhìn được chữ trên bảng dù luôn được xếp bàn đầu vì vậy việc học tập của Nghị gặp nhiều khó khăn. Trong khoảng thời gian đó, các anh chị thanh niên tình nguyện đều đặn mỗi buổi tối đến tận nhà dạy thêm đặc biệt là các môn tự nhiên.

     “Mình nhớ có những buổi tối quá mười giờ mà mấy anh chị em vẫn say sưa học, tiếng gõ bút nổi trên giấy cùng với tiếng giảng bài. Lúc đó mình có một suy nghĩ có thể nào tương lai mình sẽ trở thành những thanh niên tình nguyện như anh chị giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Và suy nghĩ đó cứ theo mình mãi làm động lực để mình cố gắng học tập” – Nguyễn Đức Nghị chia sẻ.

Khoảnhkhắc thay đổi cuộc đời

       Năm15 tuổi, mắt trái của Nghị bắt đầu xuất hiện những bóng mờ che phủ, chút thị lực ít ỏi giảm dần cho đến khi Nghị không thể phân biệt được gì trước mắt. Bố mẹ vội vàng đưa Nghị lên Bệnh viện Mắt Trung ương, bác sĩ kết luận Nghị bị bong võng mạc. Thêm một lần nữa, gia đình lại bắt đầu hành trình tìm kiếm ánh sáng cho Nghị lần thứ  hai.  Nguyễn Đức Nghị nhớlại: “Trở về từ bệnh viện sau ca mổ và 28 ngày nằm viện, trước mắt mình là bóng đen vô tận và ngổn ngang suy nghĩ của chàng trai 15 tuổi”.

Đức Nghị tại lớp học nấu ăn cho người khiếm thị

    Đã quen vớithị lực dù là ít ỏi nay mất hoàn toàn ánh sáng với Nghị là một cú sốc lớn. Mọi hoạt động dù là đơn giản như đi lại, phân loại quần áo, gắp thức ăn, Nghị đều phải làm quen từ đầu trong bóng tối. Không ít lần vấp ngã, tìm nhầm quần áo hay gắp thức ăn làm rơi vãi với một chàng trai tuổi 15 đó là những khó khăn lớn, là thất bại đầu đời. “Mìnhcảm thấy mình là một thằng thất bại, là gánh nặng cho gia đình, rồi tự thấy mình đáng thương… những suy nghĩ đó cứ ám ảnh mình, nó càng kinh khủng hơn khi lúc đó mình phải nghỉ  học ở nhà. Cảm giác ngồi trong bốn bức tường nhìn mọi người đi học vui vẻ, còn mình dù chỉ là mấy hoạt động phục vụ sinh hoạt cũng chẳng thể tự chủ nổi, rồi bao nhiêu dự định bên mái trường, rồi ước mơ tình nguyện chắc không bao giờ mình có thể thực hiện được, với mình đó là cảm giác chạm đáy tuyệt vọng” –  Nguyễn Đức Nghị chia sẻ.

  Khôngmục đích, không ước mơ, thời điểm đó Nghị thả trôi suy nghĩ của mình theo sự trống rỗng. Quá mệt mỏi và chán nản, Nghị không muốn nghĩ điều gì về hiện tại và cả tương lai, cậu như một người bên ngoài thờ ơ nhìn cuộc đời của mình trôi vô nghĩa. Tưởng rằng chuỗi dài bất lực và chán nản sẽ nhấn chìm cuộc đời Nghị trong bóng tối, nhưng tất cả đã thay đổi khi cậu được biết tới Hội Người mù thị xã Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) – nơi quy tụ những người khiếm thị đang sinh sống trên địa bàn thị xã. Năm 2015, cậu chính thức trở thành hội viên của Hội. Được Hội tin tưởng cử đi học các lớp phục hồi chức năng, máy tính và nghề xoa bóp cổ truyền.

Ước mơ hồi sinh

   Với hành trang là kỹ năng sử dụng máy tính và có trong tay nghề xoa bóp, năm 2016 Nguyễn Đức Nghị một mình lên Hà Nội tiếp tục con đường học tập. Vừa làm vừa học, không ít vất vả nhưng với Nghị đó là niềm vui vì cậu được học một điều tưởng rằng chẳng thể xảy ra khi cậu mất hoàn toàn thị lực, đó là cậu tự chủ được kinh tế và không trở thành gánh nặng của một ai và cũng vì cậu được thực hiện nguyện vọng từ hồi bé trở thành một thanh niên  tình nguyện.

Đức Nghị và các thành viên lớp học nấu ăn cho người khiếm thị

    Năm 2018, Nghị tham gia dự án xã hội đầu tiên Hands Project – một dự án về người cao tuổi. Nghị cùng các bạn đã tổ chức nhiều chương trình tại viện dưỡng lão song song cùng các hoạt động truyền thông về người cao tuổi. “Mìnhnhớ như in, một lần mình đến thăm hỏi sức khỏe các cụ trong viện. Các cụ rất quý tụi mình, coi tụi mình như con cháu. Với các cụ chỉ cần những người trẻ như mình dành thời gian để nghe họ kể chuyện là các cụ, các ông bà vui lắm. Mỗi lần tụi mình ra về là các cụ, các ông bà cứ hỏi bao giờ lại qua.” –  Đức Nghị hào hứng chia sẻ.

Là một người khiếm thị việc tham gia tình nguyện với Nghị gặp không ít khó khăn. Từ nhiệm vụ chuyên môn trong Ban dự án, Nghị phải làm quen từ đầu với các ứng dụng làm việc nhóm online như Google Dóc, Google Sheet bằng trình đọc màn hình cho người khiếm thị, học cách viết nội dung sao cho phù hợp trên Fanpage cho đến khi tổ chức sự kiện thị lực cũng khiến nghị gặp khó khăn khi tương tác và làm việc cùng các bạn và các đối tượng thụ hưởng. Tâm niệm mọi khó khăn đều có thể giải quyết, Đức nghị nói: “Với hoạt động chuyên môn truyền thông, mình chịu khó học hỏi từ các anh chị trong ban và luyện tập thường xuyên. Còn đối với các sự kiện thì mình sẽ chọn những công việc phù hợp với bản thân như trò chuyện với các ông bà”.

Hạnh phúc là khi được cống hiến

   Năm 2019, Nguyễn Đức Nghị trở thành sinh viên ngành Quan hệ Công chúng, Học viện Thanh thiếu niên Việt nam. Khi bắt đầu ra ở trọ bên ngoài, Nghị nhận thấy đa số các bạn sinh viên khiếm thị đều hạn chế khả năng nấu ăn nhiều bạn do gia đình còn định kiến nấu ăn là việc nguy hiểm với người khiếm  thị từ đó ngăn cấm các bạn thực hành việc bếp núc. Thêm vào đó, nấu ăn đòi hỏi phải có sự quan sát để  biết được độ chín của thực phẩm và lượng gia vị vì vậy đào tạo kỹ năng nấu ăn đối với người khiếm thị không phải là một việc đơn giản. Chính điều đó đã thôi thúc Đức Nghị xây dựng và phát triển dự án.

Đức Nghị tại lớp học nấu ăn cho người khiếm thị

    Bằng những mối quan hệ đã có trong các dự án xã hội, cậu được các anh chị giới thiệu đến các chương  trình, các quỹ để xin tài trợ cho dự án. “Nhận được mẫu hồ sơ đề xuất dự án đã hơn một lần mình hoang mang trước vô số những câu hỏi hay khó khăn để xây dựng đề xuất dự án. Những lúc đó các anh chị sẵn sàng dành thời gian cho mình hướng dẫn từng chút một đối với mục tiêu dự án cần xác định ra sao, thiết kế hoạt động tập huấn như thế nào cho phù hợp với người khiếm thị. Có những ngày mình cùng các bạn đóng máy tính khi đã hơn 2 giờ đêm”- chàng sinh viên khiếm thị Gen-Z nói.

Nguyễn Đức Nghị nhận giải thưởng ”Tỏa sáng nghị lực Việt”

   Ngày 15/09/2022, dự án “Đào tạo kỹ năng nấu ăn cho người khiếm thị thành phố Hà Nội” chính thức được quỹ Abilis Phần Lan tài trợ với tổng giải ngân hơn 3000 Euro do Nguyễn Đức Nghị làm Trưởng ban điều phối. Trải qua 2 tháng hoạt động dự án đã kết thúc thành công khi đào tạo cơ bản kỹ năng cho 17 học viên là người khiếm thị và tổ chức cuộc thi “Who is master Chef” thu hút sự tranh tài nấu ăn của 7 nhóm thành viên là các bạn trẻ khiếm thị. Điều đọng lại sau một dự án với Nghị là sự chia sẻ của những con người cùng đam mê, là nụ cười của các anh chị khiếm thị khi có thể tự tay chuẩn bị một bữa ăn cho gia đình. “Hãy cứ bước nếu em biết phía trước là Mặt trời”- chị cố vấn dự án đã cười bảo mình như vậy. 

Nguyễn Đức Nghị – sinh viên Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam

     Với những cống hiến của mình, Nguyễn Đức Nghị là một trong 50 người khuyết tật tiêu biểu toàn quốc được vinh danh trong chương trình Tỏa sáng nghị lực việt do Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Ủy ban quốc gia về      Người khuyết tật tổ chức. Với Nghị đây mới chỉ là một cột mốc đáng nhớ trong hành trình cống hiến, vì với Nghị hạnh phúc là khi được cống hiến cho cộng đồng và tin tưởng rằng nghị lực, ý trí và trái tim khát khao của chàng trai 10X sẽ tiếp tục góp phần kiến tạo xã hội bình đẳng cho tất cả mọi người trong đó có người khiếm thị.

NGUYỄN ĐỨC NGHỊ

(Sinh viên Học viện Thanh Thiếu niên Việt Nam)

Xem thêm Giáo dục Thể chất