Cuốn sách vừa được ra mắt tại Hà Nội. Mở đầu buổi ra mắt sách, các trà nương của Thưởng trà quán đã mang đến tận tay khách mời những tách hồng trà shan đậm vị. Giữa tiết trời lạnh giá 9 độ, hơi ấm từ chén trà nóng cùng làn khói từ hương trầm đã đưa độc giả bước vào với thế giới của Thưởng trà dưới mái hiên nhà. Đây là cuốn sách về trà lần đầu tiên được viết bởi vợ chồng gã mê trà với một thập kỷ lăn lộn với nghề Việt Bắc – Ngọc Linh. Trong tiếng dương cầm du dương của Ngọc Linh, không gian Thưởng trà quán bỗng lắng đọng lại trong những phút giây an yên hiếm hoi của guồng quay cuộc sống hối hả, vội vã.
Trong tiếng dương cầm du dương của Ngọc Linh, không gian Thưởng trà quán bỗng lắng đọng lại trong những phút giây an yên hiếm hoi của guồng quay cuộc sống hối hả, vội vã.
Ngay khi bắt đầu buổi trò chuyện thân tình một sáng cuối tuần, gã mê trà Việt Bắc đã thủ thỉ: “Nếu các bạn muốn kiếm tìm một cuốn sách về trà đạo chuyên nghiệp thì nên bỏ qua Thưởng trà dưới mái hiên nhà. Bởi 200 trang sách chỉ nói về tác dụng của trà trong cuộc sống gia đình, lễ nghi thường nhật. Ngày nay, ngọn lửa dưới những mái hiên nhà đang ngày càng nguội dần. Chúng tôi chỉ hy vọng cuốn sách này có thể là một que diêm nhỏ bé góp phần sưởi ấm mối thân tình giữa cha mẹ con cái, giữa anh chị em trong những ngày đông giá rét. Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê Bắc Bộ, tôi thấy thân quen với hình ảnh nồi trà lớn ở giữa với những thành viên gia đình xung quanh. Đối với tôi, trà có tác dụng như một chất kết dính. Các hoạt động pha trà, thưởng trà từ lâu đã có ý nghĩa xóa nhòa khoảng cách giữa những người thân trong gia đình. Hiện nay, có một xu hướng đáng buồn là những kẻ mê trà luôn khao khát tạo trà thất riêng, cách ly bản thân khỏi gia đình, xã hội. Đây là sự thật đi ngược lại với thuộc tính cộng sinh của con người”.
Đây là cuốn sách về trà lần đầu tiên được viết bởi vợ chồng gã mê trà với một thập kỷ lăn lộn với nghề Việt Bắc – Ngọc Linh.
Việc Bắc không phải một cây viết chuyên nghiệp. Gã trai mê trà này vốn lại là dân kỹ thuật, tốt nghiệp trường Đại học Bách Khoa. Vì thế, cuốn sách chỉ ghi lại những trải nghiệm, tâm tình của kẻ 10 năm gắn bó với cây trà Việt Nam. Việt Bắc đã từng đến với nhiều vùng đất để khôi phục cây trà, biến trà trở thành cây kinh tế quan trọng trong cuộc sống nông nghiệp của bà con nông dân. Khi được hỏi về công việc nghiên cứu, phát triển cây trà, Việt Bắc đã hào hứng chia sẻ: “Tôi không sở hữu miệt vườn trà mà nghiên cứu ra các phương pháp trồng và nhân giống cây trà Việt. Người nông dân từ đó có thể áp dụng, học hỏi. Tôi tin là những phương pháp tốt có thể được lan tỏa một cách hữu cơ. Thông tin truyền miệng đôi khi sẽ hiệu quả hơn các công cụ Marketing chuyên nghiệp”.
Tiếp nối câu chuyện của gã mê trà Việt Bắc là vợ gã – Ngọc Linh: “Đối với tôi, trà trước hết là một loại thức uống, không nương vào đạo hay thiền. Cơ duyên đến với trà của tôi cũng rất đặc biệt. Thế hệ 9X chúng tôi chịu ảnh hưởng nhiều của văn hóa Nhật Bản. Vì thế, thời trẻ tôi rất đam mê trà đạo Nhật và luôn tìm tòi các quán trà tại Hà Nội để đến thưởng thức. May mắn tôi tìm được quán trà nhỏ của chồng tôi bây giờ. Bình trà mà vợ cũ anh pha cho tôi có hương vị đặc biệt, ấn tượng khiến tôi đến bây giờ cũng không thể quên. Ấm trà đó có lẽ cũng là sợi dây se duyên cho tôi với trà Việt”.
Câu nói “Đằng sau sự thành công của người đàn ông bao giờ cũng có bóng dáng người phụ nữ” đặc biệt đúng trong trường hợp của vợ chồng Việt Bắc – Ngọc Linh.
Câu nói “Đằng sau sự thành công của người đàn ông bao giờ cũng có bóng dáng người phụ nữ” đặc biệt đúng trong trường hợp của vợ chồng Việt Bắc – Ngọc Linh. Bên cạnh gã mê trà Việt Bắc, người ta có thể thấy hình ảnh Ngọc Linh dịu dàng, thầm lặng ghi lại những chuyến đi, cuộc hành trình của chồng đến các miền trà trên cả nước. Nỗi đau của Việt Bắc khi đứng trước những cây trà héo úa được khắc hoạ vô cùng chân thực, xúc động dưới ngòi bút Ngọc Linh. Chia sẻ thêm về mối duyên nợ với trà, Ngọc Linh tâm sự: “Tôi từng nghĩ mình đã hết duyên với trà. Nhưng khi nhìn thấy các trà nương ở Thưởng trà – trà quán do vợ chồng Việt Bắc Ngọc Linh tạo dựng, tôi lại muốn giúp đỡ lũ nhỏ. Ngày nay, phụ nữ Việt không còn quá quan tâm đến chuyện gìn giữ nếp nhà nữa. Việc vào bếp, cắm hoa, pha trà đã không còn phổ biến trong các gia đình. Vì thế, tôi hy vọng có thể giúp các trà nương nhóm lên những ngọn lửa ấm áp dưới mỗi nếp nhà. Đối với vợ chồng tôi, Thưởng trà là nhà, là một gia đình làm nghề”.
Quan điểm trà là thức uống bình dị nhưng thiêng liêng của người Việt đã ăn sâu vào suy nghĩ vợ chồng Việt Bắc – Ngọc Linh.
Quan điểm trà là thức uống bình dị nhưng thiêng liêng của người Việt đã ăn sâu vào suy nghĩ vợ chồng Việt Bắc – Ngọc Linh. Khi tiếp một đoàn chuyên gia về trà đạo của Nhật Bản, Việt Bắc đã quyết định sử dụng hoàn toàn lá trà Việt, ấm tách của người nông dân Bắc Bộ. Gã mê trà tâm tình: “Vấn đề không phải độ sắc bén của vũ khí, độ nặng của cây chùy mà là tinh thần của người sử dụng công cụ. Vì thế, tôi quyết định học bí quyết của ông bà, cha mẹ, xóm giềng để pha nên ấm trà thuần Việt mời bạn bè quốc tế”.
Trà là thức uống bao trùm lên nhiều hoàn cảnh, nhiều câu chuyện của đời sống.
Trà là thức uống bao trùm lên nhiều hoàn cảnh, nhiều câu chuyện của đời sống. Trà không nhất thiết phải được pha chế cầu kỳ, được thưởng thức trong không gian trà thất tách biệt. Những tách trà nóng đôi khi chỉ là dẫn chất cho đôi ba câu chuyện trong vài phút nghỉ trưa ngắn ngủi của dân văn phòng. Đó cũng là lý do công cụ pha chế tại Thưởng trà cũng chính là dụng cụ pha cà phê. Pha chế nhanh cũng là cách đưa trà đến gần hơn với cuộc sống bận rộn của con người trong xã hội hiện đại. Theo Việt Bắc: “Không gì có thể tồn tại lâu dài, trừ khi nó biết thích nghi”.
Thưởng trà dưới mái hiên nhà là tâm tư mộc mạc của đôi vợ chồng trót say mê cây trà Việt.
Với những dòng chữ căn lề một phía, Thưởng trà dưới mái hiên nhà là tâm tư mộc mạc của đôi vợ chồng trót say mê cây trà Việt. Lời ăn tiếng nói hằng ngày xuất hiện trong trang sách sẽ giúp độc giả có cảm giác thân mật, gần gũi, đầy thương mến.