Mẹ nội trợ nên nhớ những điều sau để tránh lãng phí dinh dưỡng trong rau
Rau củ quả luộc, nấu canh không chỉ là thực đơn cho người giảm cân mà ai cũng cần phải bổ sung rau củ mỗi ngày. Vậy phải chế biến như thế nào để tận dụng hết được giá trị dinh dưỡng của rau củ.
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của nhiều gia đình. Thế nhưng chế biến rau xanh thế nào để không bị lãng phí chất dinh dưỡng là điều mà không phải ai cũng biết.
Rau củ quả là thực phẩm chứa khá nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, chủ yếu là vitamin và chất xơ. Vậy phải chế biến như thế nào để tận dụng hết được giá trị dinh dưỡng của rau củ.
1. Lá cần tây cũng bổ dưỡng như cọng cần tây
Chúng ta có thói quen chỉ dùng cọng/thân cần tây trong các món xào, luộc và bỏ phần lá. Tuy nhiên, đây là một điều hết sức lãng phí, được biết trong lá cần tây có chứa niacin, vitamin B2 và vitamin C nhiều gấp 2 lần thân cây, lượng magiê trong lá cũng gấp 3,2 lần thân cây.
2. Súp lơ xanh giàu dinh dưỡng hơn súp lơ trắng
Súp lơ xanh được nhiều mẹ nội trợ sử dụng hơn súp lơ trắng, không chỉ về mùi vị thơm ngon hơn mà chúng còn có sự khác biệt không hề nhỏ về dinh dưỡng.
Súp lơ xanh có màu sẫm, giàu caroten, không chỉ thế chất sulforaphane trong bông cải xanh gấp 13 lần so với súp lơ trắng. Theo các nghiên cứu từ Đại học bang Oregon (OSU) cho thấy các loại chất này có thể làm ngăn ngừa hoặc làm chậm đi sự phát triển của các khối u hoặc tế bào hư tổn trong cơ thể như gan, phổi…
3. Một số rau củ còn nhiều vitamin C hơn cam, chanh
Ai cũng nghĩ rằng, trong cam, chanh sẽ chứa đựng hàm lượng vitamin C cao nhất: cam 33mg/100 g, chanh 22mg/100 g nhưng trên thực tế súp lơ xanh, mướp đắng có tận 56mg/100g, cải bẹ xanh thì gấp đôi khi có tới có 72mg/100g và cao nhất là ớt chuông có 104mg/100g.
4. Một số loại rau có vị mặn riêng, nên bỏ ít muối khi nấu
Hầu hết các loại rau đều không có vị, chỉ ăn kèm với món mặn hoặc chấm nước chấm. Tuy nhiên cũng có một số loại rau có hàm lượngnatri cao như cần tây. Trong 100 gram cần tây có khoảng 159 miligam natri. Vì vậy, khi nấu những món có cần tây, chúng ta không nên nêm quá nhiều muối để cân bằng lại.
5. Ăn nhiều rau nhớt giúp đường ruột hoạt động hiệu quả
Các loại rau có nhớt như mồng tơi, bầu, đậu bắp,…giúp cải thiện nhu động ruột hiệu quả. Trong các loại rau củ này có chất polysacarit được xem là chất xơ thực vật giúp đường ruột thư giãn, khỏe mạnh, tránh bị táo bón, nhuận tràng.
6. Khi ăn khoai tây, củ sen thì nên giảm bớt tinh bột khác
Khác với các loại rau củ khác khoai tây, củ sen, khoai mì, bắp… đã chứa một lượng tinh bột khá cao, năng lượng nạp vào cơ thể cũng nhiều hơn các loại rau thông thường nên bạn hãy giảm bớt các loại tinh bột khác như cơm, gạo, bánh mì… để tránh bị đầy bụng.
7. Rau sẫm màu tốt hơn rau nhạt màu
Nhiều người cứ nghĩ rằng để bổ sung canxi cho cơ thể thì chỉ có thể uống ữa, các chế phẩm từ sữa nhưng đừng quên rằng, một số loại rau có màu xanh đậm cũng có chứa nhiều canxi hơn cả sữa. Theo Womenhealths, các loại rau củ màu đậm như súp lơ xanh, rau bina, rau đay, cà tím, ớt xanh… đều là những nguồn canxi đặc biệt giúp cơ thể linh hoạt, săn chắc hơn.
Mặc dù tất cả các loại rau rất giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng các loại rau xanh đậm như kể ở trên và các loại rau tím (bắp cải tím, cà tím, rau dền đỏ,…), rau màu đỏ (cà chua, cà rốt, ớt đỏ,..), càng chứa nhiều vitammin và các chất diệp lục có tác dụng chống oxy hóa, giúp cơ thể ngày càng khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.https://bestie.vn/Embed/IndexEmbed/52716?position=embedNhững dấu hiệu cho thấy bạn cần bổ sung rau xanh vào chế độ ăn hằng ngày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau xanh rất tốt cho sức khỏe và không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày. Tuy nhiên, chị em nội trợ chúng mình cũng cần lưu ý, không phải ăn nhiều thật nhiều rau là tốt đâu nhé, thay vào đó cần chọn rau giàu dinh dưỡng, chế biến như thế nào là phù hợp. Các chị em nếu muốn giảm cân cũng có thể học theo những điều trên đây để hấp thụ dinh dưỡng trong rau củ một cách tối đa.