Nhằm góp phần xây dựng những tổ ấm gia đình – những tế bào quan trọng của xã hội hiện đại, từ tháng 5 đến tháng 8 năm 2020 Tạp chí Thể thao và Cuộc sống và Công ty Cổ phàn Sản xuất – Thương mại và Dịch vụ Đức Việt đã phối hợp tổ chức Cuộc thi viết bài vẽ tranh “Cùng xây dung Tổ ấm gia đình”. Đây là chủ đề đã và đang trở nên cấp thiết, trong tình hình xã hội hiện đại vốn đa chiều và phức tạp. Chính vì thế, mặc dù đang trong tình trạng dịch bệnh hoành hành dữ dội, Cuộc thi vẫn nhận được sự quan tâm theo dõi và tham gia tích cực của đông đảo mọi người.
Ban Tổ chức đã lựa chọn và trao phần thưởng cho những tác phẩm có giá trị nội dung và hình thức tốt nhất. Dưới đây xin trân trọng giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu đã đoạt giải của Cuộc thi ý nghĩa này.
TỔ ẤM TRONG MÙA COVID
Chưa bao giờ gia đình chúng tôi có một thời gian quây quần bên nhau dài đến như vậy. Đó là những ngày cả Hà Nội phải chịu đựng cảnh cách ly, do tình hình dịch bệnh Covid- 19 bùng phát dữ dội. Cha mẹ không đến cơ quan, mà làm việc ở nhà. Còn chúng tôi là học sinh, cũng không được đến trường, mà học trực tuyến tại nhà. Thời gian cứ lặng lẽ trôi qua, vậy mà đã kéo dài đế cả tháng trời. Bố tôi nhiều lần than thở:
– Đúng là từ từ bé đến giờ chưa bao giờ thấy có một cơn dịch bệnh khủng khiếp đến như thé này.
Còn mẹ tôi thì bảo:
– Ôi, đây cũng là một phép thử đối với sự bền vững của gia đình,
Bố tôi trợn mắt;
– Thử là thử cái gì?
Mẹ cười:
– Là thử cái sự bền vững của một tổ ấm gia đình! Và cũng thử xem anh có thực sự gắn bó với vợ con không?
Bố tôi trợn mắt:
– Thì ra là vậy! Cô không tin tôi sao?
– Tin thì có tin! Nhưng nếu có một phép thử để có kết quả đúng, thì vẫn càng tin hơn chứ! – Mẹ tôi nghiêm trang nói.
Bố tôi trợn mắt:
– Liệu liệu cái mồm!
Mẹ tôi nói:
– Không đúng sao?
Bố gắt:
– Bỏ cái thói nghi ngờ nhố nhăng đi! – A, thì ra là thế! – Bố có vẻ cáu và định quay đi.
Thấy tình hình có vẻ căng thẳng, tôi muốn làm trọng tài hòa giải giữa bố và mẹ, nên cười to và nói:
– Bố mẹ ơi, giúp con làm cái việc rất quan trọng này nhé!
Cả bố và mẹ đều tỏ ra rất quan tâm:
– Việc gì vậy, con?
Tôi cười và lấy ra cuốn vở để ngay ngắn trước mặt và nghiêm trang nói:
– Con phải viết một bài dự thi về tổ ấm gia đình trong những ngày dịch bệnh. Con muốn xin ý kiến của bố mẹ!
Bố tôi bảo:
– Con định viết thế nào?
Mẹ tôi cũng bảo:
– Nếu con viết được đoạn nào rồi, thử đọc chop bố mẹ nghe, rồi bố mẹ sẽ góp ý kiến!
Tôi từ tốn mở những trang đã viết và khẽ nói:
– Bố mẹ ngồi hai bên con, rồi con sẽ đọc thử một đoạn con đã viết nháp.
Cả bố mẹ tôi cùng làm theo lời đề nghị của tôi. Bố tôi ngồi bên tay phải, còn mẹ tôi ngồi bên tay trái tôi, cả hai cùng chăm chú chờ đợi. Tôi tỏ ra rất trịnh trọng đọc trang viết đầu tiên của mình:
– Các bạn ơi, chắc giờ này các bạn cũng được quay quần quanh bố mẹ. Sau giờ học trực tuyến, tuy có hơi căng thẳng một chút do mạng chập chờn, nhưng cuối cùng buổi học cũng đã kết thúc, chúng ta lại được quây quần quanh bố mẹ. Bởi vì, những ngày này cả bố mẹ tôi đều làm việc ở nhà. Sau khi công việc hoàn thành, cả bố mẹ và tôi lại được quây quần trò chuyện về mọi thứ trong cuộc sống. Bố tôi rất hào hứng kể nhưỡng chuyện vui vẻ, hài hước về cuộc sống. Còn mẹ tôi thì khéo léo kể những chuyện rất đáng nhớ về ông bà trong những ngày mẹ còn bé xíu. Còn tôi thì hào hứng kể về những chuyện vui nhộn ở trường trong những ngày đi học. Ôi, không khí gia đình tôi những ngày này mới thật thú vị làm sao! Cái con Covid vớ vẩn và tinh ranh kia mày cũng có nhiều tác dụng đấy. Ít nhất là trong những ngày này mày đã giúp cho rất nhiều tổ ấm gia đình có khoảng lặng thời gian, để cùng nhân lên sự bình dị và đầm ấp.
Đấy, bố mẹ ơi, con mới viết được đến đấy thôi. Bố mẹ xem có góp ý và hướng dẫn gì cho con không?
Bố tôi cười to
– Viết khá quá!
Mẹ tôi cũng cười:
– Con viết được đấy! Chịu khó viết thêm một đoạn nữa về cảnh bố giúp mẹ nấu cơm, con giúp mẹ dọn nhà, để cho tiếng cười nói đầy ắp căn nhà thì hay lắm đấy!
Bố tôi gật gù:
– Mẹ gợi ý hay thật!
Còn tôi cười to:
– Con cảm ơn bố mẹ. Nhất định con sẽ viết đầy đủ những điều bố mẹ gợi ý, chắc sẽ thành một bài thi tốt!
Mẹ tôi vừa cười vừa nói:
– Thôi, đến giờ nấu cơm rồi. Hai bố con nghe mẹ phân công đây. Bố đi nhặt rau, con đi quét nhà, còn mẹ sẽ vào bếp!
Cả bố và tôi đều rất vui vẻ thực thi những nhiệm vụ mà mẹ tôi đã phân công. Và, tiếng cười, tiếng nói của gia đình tôi vang chộn rộn khắp nhà.
Phạm Vân
(Huyền Kỳ, P. Phú Lãm, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội)
HOÀNG HÔN LẺ LOI
Sau những ngày bào giông vất vả
Chiếc tàu nhỏ trở về bến cá
Lúc hoàng hôn sẫm màu gạch đỏ
Một vùng biển chợt bừng lên rộn rã
Tiếng gọi chồng của những người thiếu phụ vang trong gió biển
Những đứa trẻ áo quần lấm láp
Vầy gọi cha híp mắt nụ cười
Tầu xa khơi đã tròn cả tháng
Nhưng cá tôm thưa thớt sà tàu
Xong dẫu vậy, niềm vui những gia đình ngư phủ
Vẫn ngập tràn hơn sóng biển dâng
Vẫn ấm áp như hoàng hôn mới tới
Thế mới biết mỗi gia đình khi đoàn tụ
Sau giông bão
Sau nguy nan vẫn là điều kỳ diệu nhất
Họ dẫn nhau về những khu xóm bình an
Chỉ có một mình tôi lủi thủi bước trên những triền cát mấp, mô nặng nhọc
Chiếc balo nhỏ trên vai bỗng trở nên nặng trĩu
Một nỗi buồn chấp chới giữa màn đêm
Và trong tôi le lói ước mơ
Về một gia đình
Để mỗi bước không lẻ loi cô quạnh
Vâng
Và ước mơ
Những tiếng cười trẻ nhỏ
Và tiếng gọi thiết tha từ vành môi thiếu phụ
Ước mơ
Nhỏ
Nhưng đầy sức mạnh vượt bão giông.
Trần Văn Xuân
(Tiền Hải – Thái Bình)
BỐN NGỌN NẾN XANH
Từ nhà bên vọng sang bài hát
Ba ngọn nến lung linh
Em bỗng thấy có điều gì không đúng
Bởi nhà em lại có bốn người
Bố của em là công nhân ngành điện
Mẹ của em là cô giáo trường làng
Anh của em đang ở trường trung học
Em vẫn còn bé tý lớp năm
Vậy phải gọi gia đình có hơn ba ngọn nến
Phải thêm một vào cho đủ bốn ngọn nến xinh
Em không thích nến vàng nến đỏ
Chỉ thích màu nến xanh bình dị, ngọt ngào
Sau mỗi ngày vất vả trôi qua
Bố mẹ trở về hân hoan nấu bếp
Anh và em ríu rít bên bàn học
Nghe tiếng hát nhà bên mẹ em cười vào bảo
“Các con có thích thể không”?
Còn bố em thì cười tít mắt
Em cũng cười thưa mẹ:
“Con ứ thích hai màu nến đỏ, vàng
Mà chỉ thích nhà mình tất cả
Bốn ngọn nến xanh cháy rực
Niềm hy vọng!”
Cả bố mẹ và anh cùng vỗ tay khen ngợi
Bé thật ngoan và biết nghĩ rất sâu
Em thích quá dúi đầu ngực mẹ
Con ước gì mãi mãi như hôm nay.
Hoàng Thị Nguyên
(Xã Bạch Hà – Huyện Yên Bình – tỉnh Yên Bái)