Để xe đạp thể thao của luôn bền đẹp và sử dụng được trong thời gian dài thì các cua – rơ cần bảo dưỡng xe đạp của mình sao cho đúng cách nhất. Nhiều người chi khá nhiều tiền cho việc mua xe đạp nhưng lại không chăm chút cho xe đạp của họ, việc đó sẽ làm cho xe đạp nhanh xuống cấp và cũ kỹ thường xuyên hư hỏng.
Trò chuyện với PV chị Nguyễn Thị Hương, một cua –rơ xe đạp lâu năm chia sẻ: “Nếu như một chiếc xe đạp của bạn luôn được lau chùi thường xuyên sẽ giúp các bộ phận của nó được kéo dài tuổi thọ lâu hơn”.
“Còn nếu bạn không rửa xe thường xuyên thì chiếc xe sẽ nhanh bị hư hỏng và số tiền phải bỏ ra cho việc sửa chữa nó còn nhiều hơn số tiền mà bạn hay rửa xe đạp”. Chị Hương nói
Trao đổi với PV anh Ngô Anh Tú – Quản lý Cửa hàng xe đạp trên Phố Bà Triệu cho biết: “Trước khi rửa xe bạn nên kiểm tra xem xe có hư hỏng hay thiếu hụt mất bộ phận nào hay không.
“Đồng thời, các tay đua “nghiệp dư” phải thường xuyên kiểm tra khung và các bộ phận khác của xe. Ngoài ra, phải xem thử xe có bị hư hỏng, rạn nứt chỗ nào hay không, nếu có bạn nên đem xe đi sửa chữa rồi hẳn lau chùi vệ sinh xe ngay sau đó.” Anh Tú tâm sự thêm
Sau đây là góc kỹ thuật 10 cách giúp xe đạp kéo dài tuổi thọ
Bảo dưỡng và thay lốp xe đạp thể thao: Bạn thường hay sử dụng xe đạp nhưng bạn có bao giờ kiểm tra lốp xe hay chưa, liệu bạn có biết lốp xe đạp của mình vẫn còn vẹn nguyên hay đã bị bào mòn đi?
Trước khi quyết định có nên thay lốp xe không thì bạn nên kiểm tra trong rãnh bánh xe xem có đá hay hay bất cứ vật gì ở phía trong không. Vì trong quá trình sử dụng, những vật nhỏ như đá hay các mảnh vỡ của kính,… dễ dàng lọt vào trong.
Nếu thấy có xuất hiện các vật đó thì bạn nên tiến hành loại bỏ chúng, tiếp đến nếu lốp xe không có vấn đề gì quá nghiêm trọng thì bạn có thể chuyển sang bước kế tiếp, tuy nhiên nếu bánh xe của bạn đã bị bào mòn quá nhiều thì bạn nên thay lốp. Vì nếu lốp xe khá mỏng sẽ dễ rách và độ ma sát và bám đường khá kém sẽ làm cho bạn dễ bị té ngã.
Bên cạnh đó bạn cũng nên quan tâm về vấn đề bơm xe đạp với một áp suất tốt, vì nếu bánh xe được bơm quá căng cứng thì bánh sẽ dễ thủng và việc đạp xe cũng không thoải mái do giảm lực kéo.
Kiểm tra phanh: Phanh xe là một bộ phận khá quan trọng đặc biệt là đối với những bạn thường xuyên đạp xe với tốc độ nhanh và luôn xử lý nhanh mọi tình huống bằng phanh. Nếu phanh xe của bạn đã hư hỏng và đã mòn mà bạn không kiểm tra kỹ lưỡng trước khi sử dụng thì rất dễ xảy ra những tai nạn không mong muốn.
Ngoài việc kiểm tra bộ phận phanh trước khi đi xe đạp thì bạn cũng cần bảo dưỡng phanh thường xuyên, có thể nhờ đến những người có chuyên môn sâu rộng về xe đạp để kiểm tra vì sẽ có những vấn đề mà bạn không có đủ kinh nghiệm để nhận biết. Nếu bị hư tổn nhẹ thì phanh xe sẽ phát ra tiếng rít khá khó chịu khi sử dụng và nặng là phanh xe đạp của bạn đã bị hỏng.
Kiểm tra phần Crankset và Headset của xe đạp thể thao: Khi sử dụng xe đạp mà bạn nghe thấy âm thanh “crack” thì điều bạn cần kiểm tra đó chính là crankset (phần giò đĩa) và headset (phần đầu bộ cổ phốt). Các bộ phận này sau một thời gian dài sử dụng sẽ có tình trạng bị lỏng lẻo và mài mòn và có khả năng bị hư hỏng từ nhẹ cho đến nặng. Ở phần dàn đầu thì bạn nên kiểm tra vòng kẹp giữa pô tăng và ghi đông nếu đã ổn thì bạn có thể chuyển qua bước kế tiếp nhưng âm thanh khó chịu vẫn chưa chấm dứt thì bạn nên kiểm tra ống kẹp giữa gióng tube đứng và pô tăng.
Cốt yên xe đạp thể thao: Bạn nên vệ sinh và tra dầu thường xuyên để phần cốt yên được sử dụng lâu dài. Cách tốt nhất để kiểm tra là bạn nên tháo vòng kẹp và cốt yên ra khỏi gióng đứng. Bất kỳ bộ phận nào của xe đạp cũng đều cần được bảo dưỡng thật tốt để tránh xảy ra hư hỏng và tốn nhiều chi phí.
Kiểm tra bánh răng xe đạp thể thao, Bạn nên vệ sinh bánh răng xe đạp thường xuyên vì đây là bộ phận dễ bị bỏ qua khi lau chùi. Đây cũng là bộ phận dễ bị bám bẩn nhất bởi cát, đất, bụi,… khi đi trên đường.
Nếu không rửa xe thường xuyên thì bộ phận này có thể sẽ phát ra tiếng kêu khá khó chịu và có thể bị mòn. Vì thế mà việc bạn cần làm là nên tháo rời ra và lau chùi thật cẩn thận, nên kiểm tra và bôi dầu chuyên dụng thường xuyên để xe luôn mới và giữ được lâu hơn.
Bảo dưỡng xe thường xuyên: Việc hao mòn phần cáp phía bên trong là điều bạn sẽ không thể thấy được nếu không kiểm tra bộ phận này thường xuyên. Nó sẽ không dễ dàng bị đứt nhưng việc bị mài mòn theo thời gian là có khả năng xảy ra. Nên kiểm tra theo định kỳ để kéo dài tuổi thọ của dây cáp. Tốt nhất là cứ vài tháng bạn nên kiểm tra 1 lần để đảm bảo dây không bị sờn hoặc ăn mòn. Một trong những nguyên nhân làm dây cáp bị hỏng là do phần vỏ cáp bên ngoài bị xoắn và tách ra.
Kiểm tra vành bánh xe đạp: Trong quá trình sử dụng xe đạp chắc hẳn bạn sẽ không thể tránh khỏi việc bánh xe bị rung, lắc nhẹ, nếu gặp trường hợp như thế thì điều bạn cần làm là siết chặt con ốc ở trục xe. Một điều có thể làm vành bánh xe của bạn dễ bị cong móp là do vành lốp quá mỏng, vì thế bạn nên thay một vành khác. Căm xe cũng là một bộ phận quan trọng nên được kiểm tra kỹ lưỡng, để chắc chắn rằng căm xe không bị lỏng thì bạn nên bóp nhẹ để thử và hãy siết lại khi biết chắc nó đã bị lỏng.
Dây sên xe đạp thể thao: Đã bao giờ bạn nghe thấy âm thanh tiếng rít của xe đạp thể thao chưa? Đó là do bạn không vệ sinh kỹ càng trong quá trình sử dụng xe đạp.
Sau một thời gian dài sử dụng thì đất bụi sẽ bám vào dây sên nếu bạn không lau chùi thường xuyên thì sau này sẽ rất khó vệ sinh. Và chính nó cũng sẽ làm dây sên của bạn bị hư hỏng, không được mượt mà. Nên dùng miếng bọt biển để lau chùi kỹ càng và hãy thường xuyên làm việc này nhé.
Như vậy có thể thấy, việc giúp xe đạp kéo dài tuổi thọ là rất quan trọng không thể bỏ qua đối với bất cứ ai. Bên cạnh đó, việc lựa chọn một chiếc xe đạp thể thao phù hợp cũng là điều vô cùng cần thiết. Xe đạp phải đảm bảo chất lượng, an toàn, kích thước phù hợp với lứa tuổi, chiều cao của từng người. Trên đây là hướng dẫn đơn giản 10 cách giúp xe đạp kéo dài tuổi thọ các bạn cần phải mắn vững. Chúc các bạn may mắn nhé!
Kỳ tiếp theo: Canh chỉnh xe đạp liệu có quan trọng?
Bài viết liên quan: