Cùng với các bộ môn thể thao khác, thời gian qua, phong trào đi xe đạp thể thao trở nên phổ biến với rất nhiều người để rèn luyện sức khỏe. Không chỉ tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường, đi xe đạp đang trở thành trào lưu thể thao thu hút nhiều người với nhiều lứa tuổi tham gia.
Theo ghi nhận của PV, cứ tờ mờ sáng, dọc theo tuyến đường QL23c thuộc huyện Cẩm Khê, Phú Thọ có hàng đoàn xe nối đuôi nhau mải miết đạp bon bon. Tuy mồ hôi thấm đẫm trên từng khuôn mặt nhưng ai nấy đều thư thái, thoải mái trong tiếng cười, nói đùa vui vẻ.
Ông Nguyễn Văn Hùng khấn khởi nói: “Mỗi ngày tôi chạy chừng 20km mà không cảm thấy mệt mỏi gì. Nhiều năm qua, nhờ đạp xe thể dục vào mỗi buổi sáng mà sức khỏe tôi ổn định, hạn chế bệnh tật”.
“Môn thể thao này dễ tập, thời gian lại linh hoạt nên lứa tuổi nào, người nào cũng có thể tham gia. Ai khỏe thì đạp nhanh hơn, chạy xa hơn, không thì chạy chậm vừa phải, vừa chạy vừa hít thở không khí trong lành của buổi sáng, thấy lòng thanh thản và tinh thần sảng khoái”. Chị Nguyễn Thị Lan cho biết.
Chị Nguyễn Thị Hoa, ở khu 7 Ngô Xá, Cẩm Khê, Phú Thọ niềm nở cho biết: “Sáng nào cũng vậy, tôi cùng với hội chị em ở thôn cũng đạp xe dạo vài vòng, đây là cách tôi vừa tập thể dục buổi sáng trước khi vào công việc của ngày mới”.
Đạp xe là một hoạt động thể thao hết sức đơn giản và hầu như ai cũng có thể làm được. Tuy nhiên, để đạp xe đúng cách nhằm tăng cường hiệu quả luyện tập. Trên đây là những bí quyết bạn cần chuẩn bị gì để đạp xe đúng cách, các tay đua nghiệp dư cần nắm vững để đảm bảo xuyên suốt cuộc hành trình của mình nhé. Chúc các bạn may mắn và thành công!
Chiều cao yên xe: Bạn nên đặt chiều cao yên xe ở mức phía trên eo một chút. Vị trí yên xe thích hợp nhất là khi ngồi trên yên xe, chân sẽ gập nhẹ khoảng 160 độ khi bàn đạp ở vị trí thấp nhất và đảm bảo chân vẫn chạm đất khi ngồi trên yên. Nếu chân mà gập quá cong hay quá thẳng đều khiến bạn dễ bị mỏi khi đạp xe.
Đồng thời, các cua –rơ nên đảm bảo chân có thể chạm đất khi ngồi trên yên và để yên xe hơi nghiêng nhẹ về phía trước để không làm cấn vùng háng của bạn khi đạp xe. Ngoài ra, bạn hãy nhớ cố định ốc của yên xe một cách cẩn thận.
Vị trí của tay lái: Một khi đã xác định được đúng chiều cao cho yên xe, các cua – rơ sẽ dễ dàng xác định được chiều cao của tay lái. Chỉ cần chỉnh chiều cao tay lái nằm ngang (nếu các cua – rơ muốn cơ thể linh hoạt hơn khi đạp xe) hoặc dưới (nếu cua –rơ muốn đạp nhanh hơn) chiều cao yên xe một chút, miễn là nó không gây khó chịu cho vai và lưng. Bên cạnh đó, cua –rơ cũng cần đảm bảo có thể với tới thắng tay mỗi khi chạm tay lái.
Các tay đua “nghiệp dư” cũng nên quan tâm đến chiều rộng của tay lái. Đồng thời, tay lái có chiều rộng bằng với khoảng cách giữa hai xương bả vai là phù hợp nhất. Thông thường, sẽ có một đòn chêm nằm trên tay lái và đôi khi nhà sản xuất sẽ trang bị sẵn cho bạn cờ lê để bạn vặn đòn chêm.
Vị trí đặt chân: Bạn nên đảm bảo rằng các bàn đạp thẳng hàng với giày dép sao cho mắt cá của bạn nằm ở trung tâm bàn đạp. Ngoài ra, các tay đua “nghiệp dư” cần phải hơi chúi mũi bàn chân xuống, nhấn bàn chân để thử xem vị trí đã phù hợp hay chưa. Chú ý làm vậy thay vì chỉ để hờ chân lên bàn đạp.
Kiểm tra xe trước khi chạy: Hãy để chân lên bàn đạp sao cho chân bạn hơi cong một chút và nên chú ý đặt mông ở một vị trí vững chắc ở giữa yên xe. Nếu không được như vậy, điều này có nghĩa là yên đang quá cao so với bạn hoặc tay lái ở quá gần hay quá xa.
Hãy kiểm tra lại tay lái bằng cách xem xương sống của bạn có được giãn ra khi đặt tay lên ghi-đông hay không, vì sẽ rất khó để có thể cầm lái nếu tay lái quá thấp.
Đi xe đạp là một hoạt động vô cùng đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên, vẫn có những tai nạn xảy ra khi bạn sử dụng xe đạp. Hãy điều chỉnh xe đạp theo các hướng dẫn trên để giúp tối ưu hiệu quả đạp xe và giúp các tay “đua nghiệp dư” thoải mái hơn mỗi khi đạp, cũng như tránh được những tai nạn đáng tiếc.