Kết nối với chúng tôi

Thể thao

Gấp rút hoàn thiện công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho SEA Games 31

Hòa chung không khí náo nức đón chờ ngày khai mạc Sea Games 31 là công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho các địa điểm thi đấu được hoàn thiện, để bạn đọc được nắm rõ hơn về công tác chuẩn bị SEA Games 31 và ASEAN Para Games 11 cũng như kế hoạch triển khai các nhiệm vụ trong thời gian tới, tạp chí Thể thao và Cuộc sống đã có cuộc phỏng vấn ông Trần Đức Phấn – Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thể dục Thể thao về vấn đề này.

Thưa Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục, chỉ còn hơn 9 tháng nữa là đến ngày khai mạc Sea Games 31 tại nước ta, ông có thể cho bạn đọc biết công việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho Đại hội đã và đang được thực hiện như thế nào?

Ông Trần Đức Phấn: Cho tới thời điểm hiện nay, toàn bộ công việc về chuẩn bị vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật liên quan đến việc tổ chức Sea Games 31 đều đã được xây dựng, triển khai và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương và tiến hành thực hiện. 

Riêng đối với nhiệm vụ của các địa phương trong đó có Hà Nội và 11 địa phương đăng cai Sea Games lần này thì họ đã chuẩn bị và khởi động từ năm 2020. Trong đó, đặc biệt có một công trình do khó khăn của Hà Nội, khi triển khai dự án đầu tư cụm 6 sân quần vợt và 1 sân thi đấu trong nhà do thủ tục đầu tư công khó khăn nên tiến độ, thời gian triển khai dự án này không đảm bảo cho nên Hà Nội đã không thực hiện nhiệm vụ này nữa. Sau đó, nhiệm vụ này chúng tôi đã trao đổi với tỉnh Bắc Ninh và tập đoàn Hanaka ở Từ Sơn nhận trách nhiệm, hoàn toàn sử dụng vốn xã hội hóa để thực hiện nhiệm vụ này, trong chưa đầy 3 tháng họ đã hoàn thành xong 6 sân quần vợt, còn lại 1 sân trong nhà đang được đóng cọc móng và xây dựng. Theo tiến độ ban quản lý công trình báo cáo với Bộ trưởng và chúng tôi hôm tuần trước thì chỉ đến cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 tất cả công trình đều sẽ xong để đảm bảo thời gian phục vụ cho Sea Games.

Cho tới thời điểm hiện nay, toàn bộ công việc về chuẩn bị Sea Games 31 đều đã được trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương và tiến hành thực hiện

Trước khi phục vụ cho Sea Games thì sẽ tổ chức một giải quốc gia để test lại các hệ thống liên quan đến các công trình khác. Đặc biệt là 3 công trình do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quản lý, chỉ đạo nâng cấp trong đó có khu nhà Thể thao Quốc gia gồm hai nội dung, một là Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình để tổ chức môn điền kinh, hai là cụm thể thao dưới nước tổ chức các môn bơi lội, nhảy cầu…; thứ hai là dự án trường bắn ở Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội và thứ ba là nâng cấp nhà thi đấu và nhà tập trường Đại học Thể thao Bắc Ninh, thì hiện nay các dự án đầu tư này đang trong quá trình phê duyệt chủ trương, các thiết kế để tiến hành và tiến độ đảm bảo trong cuối tháng 9 sẽ hoàn thành toàn bộ 3 công trình này để phục vụ Sea Games. 

Và sau đó chúng tôi sẽ tổ chức giải tiền Sea Games của 3 bộ môn điền kinh, bơi lội và bắn súng để test lại toàn bộ thiết bị liên quan đến thiết bị đo đếm thành tích cho các môn thể thao này. Một trong những lý do phải test kỹ thuật đo đếm thành tích là phải có sự công nhận của liên đoàn thể thao quốc tế trong quá  trình tổ chức Sea Games vì đây toàn bộ là thiết bị mới được đầu tư. 

Nói tóm lại, về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cả trung ương lẫn địa phương gồm có Hà Nội và 11 địa phương thì hiện nay các công việc đều được triển khai một cách bình thường và chúng tôi đã đi làm việc với các địa phương này về tiến độ công trình, kể cả các đơn vị đang nằm trong khu vực phòng trống dịch là trọng điểm như Hải Dương, Quảng Ninh thì họ cũng đã triển khai các nội dung này từ năm 2020. Và trên cơ sở kiểm tra, đánh giá cơ sở vật chất thì chúng tôi nghĩ là sẽ đảm bảo tiến độ tổ chức Sea Games và Para Games tại Hà Nội.

Tổ chức giải tiền Sea Games của 3 bộ môn điền kinh, bơi lội và bắn súng để test lại toàn bộ thiết bị liên quan đến thiết bị đo đếm thành tích cho các môn thể thao này.

Như chúng tôi được biết, tại Đại hội lần này, để góp phần đưa thể thao khu vực phát triển và hòa nhập với thể thao thế giới, chúng ta đã quyết định đưa nhiều môn trong hệ thống thi đấu của Olympic vào nội dung thi đấu tại Sea Games 31, xin Phó Tổng cục trưởng cho ý kiến về việc này?

Ông Trần Đức Phấn: Về chủ trương thì các đồng chí lãnh đạo chính phủ đã chỉ đạo một cách quyết liệt về việc Việt Nam tổ chức lần thứ 2 Đại hội Thể thao Đông Nam Á, về chuyên môn chúng tôi đã tham mưu và đã được các quốc gia Đông Nam Á đánh giá rất cao khi Việt Nam tổ chức Đại hội Thể thao Đông Nam Á. Triển khai chủ trương đó, hầu hết các môn thể thao Olympic mà Việt Nam hiện có thì chúng ta tổ chức 25 môn thể thao Olympic, 12 môn thể thao Asiad, trong đó có 3 môn thể thao khu vực. 

Trong quy định tổ chức Sea Games đã có quy định rất rõ ràng nhóm một là các môn thể thao cơ bản, nhóm hai là các môn thể thao Olympic Asiad, nhóm ba là các môn thể thao khu vực, trong nhóm các môn thể thao cơ bản có điền kinh và bơi lội là hai môn Olympic cho nên chúng ta gộp vào các môn thể thao Olympic, các môn thể thao Asiad và các môn thể thao Sea Games. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ tổ chức 25 môn thể thao Olympic chúng ta có và 12 môn thể thao Asiad, 3 môn thể thao khu vực của mình. Có thể nói lần đầu tiên Việt Nam tổ chức các môn thể thao Olympic Asiad là hoàn toàn đưa hết các nội dung theo quy định của quốc tế và khác hoàn toàn Sea Games được tổ chức từ năm 2019 là Sea Games 30 trở về trước. 

Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức các môn thể thao Olympic Asiad là hoàn toàn đưa hết các nội dung theo quy định của quốc tế.

Trước đây, khi tổ chức Sea Games nước chủ nhà bao giờ cũng đưa thế mạnh của mình và hạn chế thế mạnh của các quốc gia khác cho nên có nhiều môn thể thao Olympic và Asiad không được tổ chức, thành ra vận động viên của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng ít được đi thi đấu. Lần này chúng ta tổ chức trên tinh thần là làm thế nào để tổ chức một kỳ Sea Games hoàn toàn trong sạch về tất cả các mặt, kể cả công tác trọng tài và từ nhận định đó, mục tiêu của chúng tôi đề xuất với phương án này là tham mưu các đồng chí lãnh đạo là phải đánh giá một cách hết sức thực chất của thể thao Việt Nam đối với khu vực. Khi chúng ta không thi đấu hết tất cả các nội dung của các môn thì chúng ta không biết thể thao Việt Nam sẽ là như thế nào. Từ trên cơ sở đó chúng ta mới định hướng được cho các mục tiêu lớn hơn trên các đấu trường Asiad và Olympic, cái này chúng tôi đã làm rồi nhưng muốn chứng minh lại là thể thao Việt Nam khi hội nhập với quốc tế ở đấu trường Sea Games thì chỉ các môn thể thao này có thành tích thực, nhưng đến đấu trường Asiad thì chỉ có các môn thể thao này mới có khả năng và Olympic cũng chỉ có nhóm các môn thể thao này chứ không phải tất cả các môn thể thao đều trải ra và đến Asiad cũng đều là các môn thể thao này, đến Olympic cũng các môn thể thao này. 

Trong quá trình vừa rồi về chuyên môn chúng tôi phải suy nghĩ và điều chỉnh, làm thế nào để nó phù hợp đấu trường Sea Games thì thể thao Việt Nam sẽ cạnh tranh những môn nào: những môn có thành tích, những môn không có thành tích và những môn vượt qua rào cản Sea Games để lên đến Asiad. Tuy nhiên nó chỉ có một số nội dung, một số các vận động viên thôi chứ không phải tất cả. Càng các môn về sức nhanh, sức nặng, sức bền khả năng khéo léo, linh hoạt, kỹ thuật cao thì mình đến đấu trường Olympic là khó, vì thể trạng, thể chất của người Việt Nam mình chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các môn thể thao đòi hỏi sức bền và thể trạng tốt. Cho nên chúng ta phải có định hướng rõ ràng, trên cơ sở như thế chúng tôi đưa ra những ý kiến tham mưu để tổ chức và các đồng chí lãnh đạo rất quan tâm và rất đồng ý với chủ trương này của thể thao Việt Nam. 

Ở các lần Đại hội trước, ví dụ gần đây nhất là Sea Games 30 ở Philippin thì Philippin lúc nào cũng hơn Thái Lan, hơn Việt Nam, đứng vị trí thứ 2 – thứ 3, từ 40-50 huy chương vàng mà trong khi đó có những quốc gia ở Đông Nam Á không có một huy chương vàng nào. Khoảng cách mấy chục HCV giữa đội đứng đầu và đội tiếp theo hoặc đến đội thứ ba với các môn thi đấu là thế mạnh của chủ nhà chỉ càng nói lên rằng chưa có sự sòng phẳng trong thi đấu với nhau. Tức là ta cứ đánh giá một cách hết sức thực tế như thế, rõ ràng các anh chuẩn bị như nào chúng tôi đưa ra thi đấu hết, không khống chế cái gì, không có sự thiên vị ở đây, tất cả đều như nhau. 

Đây là một sự đổi mới vô cùng quan trọng trong lần tổ chức Sea Games này.

Xin đồng chí cho biết đến thời gian này, Ngành Thể dục Thể thao Việt Nam đã chuẩn bị cho Sea Games 31 như thế nào?

Ông Trần Đức Phấn: Hiện nay, theo tinh thần chung mặc dù dịch bệnh đang diễn biến phức tạp thì vẫn tiến tiến hành tổ chức các nhiệm vụ liên quan đến chuẩn bị và tổ chức Sea Games một cách bình thường, không có thay đổi gì cả về mục tiêu tổ chức. Chỉ có một điều, do tình hình dịch bệnh như vậy có ảnh hưởng ít nhiều đến tiến độ, ví dụ như nói cụ thể như là Hải Dương, tuy trong vùng địch đấy, chắc chắn tiến độ đang làm không thể tiến hành được để tập chung vào chống dịch, thứ hai nữa là bộ y tế giờ đang triển khai tất cả các công việc liên quan đến phòng chống dịch bệnh cho cả quốc gia, đảm bảo an toàn cho cả quốc gia thì họ không thể đi vào công việc của tiểu ban Y tế của Sea Games được. 

Còn về bộ phận tham mưu, bộ phận thường trực chúng tôi thì vẫn triển khai, những bộ phận nào lùi thời gian hay nói cách khác là đang triển khai công việc liên quan đến phòng chống dịch thì để ra phía sau, còn lại tất cả công việc vẫn triển khai bình thường và quyết liệt với chủ trương là không có ngày nghỉ, làm hết việc thì về để cùng chạy đua với thời gian. 

Chúng ta chỉ có phương án lùi về dịch bệnh thôi chứ không có phương án lùi khác, cái này phải phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh của quốc gia mình cũng như các quốc gia khác… ví dụ như Việt Nam có thể khống chế được dịch nhưng Malaysia hay Indonesia hiện nay họ đang có dịch bệnh rất căng thẳng thì họ làm sao có thể tập trung cho vận động viên thể thao đi thi đấu.

Xin cảm ơn ông Trần Đức Phấn!

Xem thêm Thể thao