Kết nối với chúng tôi

Thể thao

Vết máu khô là kỹ thuật chống doping có thể được sử dụng tại Bắc Kinh 2022

Ủy ban Điều hành Tổ chức chống doping thế giới đã phê duyệt một tài liệu kỹ thuật về việc sử dụng xét nghiệm vết máu khô với hy vọng phương pháp này có thể được sử dụng thường xuyên tại Thế vận hội Olympic và Paralympic mùa đông Bắc Kinh 2022.

Kỹ thuật này đã được Ban Chấp hành, cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của tổ chức thông qua. Tổ chức cho biết kỹ thuật này sẽ giúp cung cấp cho các Tổ chức chống doping và các phòng thí nghiệm được Tổ chức chống doping thế giới công nhận các yêu cầu và quy trình cụ thể đối với việc thu thập, vận chuyển, phân tích và lưu trữ mẫu vết máu khô. Tổ chức chống doping thế giới cho biết kỹ thuật này sẽ có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9.

Một số phần của quy trình dự kiến ​​sẽ được thực hiện tại Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020, với hy vọng phương pháp này có thể được sử dụng đầy đủ tại Bắc Kinh 2022.

Tổ chức chống doping thế giới cho biết sẽ hỗ trợ các Tổ chức chống doping và các phòng thí nghiệm được Tổ chức chống doping công nhận trên toàn thế giới trong việc triển khai phương pháp tiên tiến này để đảm bảo chúng sẵn sàng cho việc sử dụng thường xuyên.

Chủ tịch Tổ chức chống doping thế giới Witold Bańka, cho biết: “Tổ chức chống doping thế giới tin tưởng vào tiềm năng phân tích vết máu khô sẽ trở thành một phương pháp bổ sung rất có giá trị cho chương trình xét nghiệm.

Nó có thể được sử dụng để bổ sung cho thực hành chống doping hiện nay, đặc biệt là để tạo điều kiện phân tích các hợp chất không ổn định và mở rộng số VĐV có thể được kiểm tra ở những khu vực xa hơn trên thế giới, nơi các mẫu máu truyền thống khó vận chuyển.

“Với lợi thế về hậu cần và chi phí, xét nghiệm vết máu khô sẽ cho phép các cơ quan kiểm tra nhắm mục tiêu đến nhiều VĐV hơn và thu thập nhiều mẫu hơn. Tổ chức chống doping thế giới cho biết những ưu điểm của thử nghiệm vết máu khô bao gồm việc thu thập mẫu dễ dàng hơn, thu thập và vận chuyển mẫu ít tốn kém hơn và cần ít không gian hơn để lưu trữ mẫu. Quá trình này hữu hiệu hơn so với việc thu thập nước tiểu và máu hiện tại, cũng như yêu cầu một lượng máu rất nhỏ.

Phương pháp này được phát triển bởi sự phối hợp của Tổ chức chống doping thế giới với Ủy ban Olympic quốc tế, Cơ quan Khảo thí quốc tế và các Tổ chức chống doping quốc gia ở Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.

Tiến sĩ Olivier Rabin, Giám đốc Điều hành cấp cao về khoa học và đối tác quốc tế của Tổ chức chống doping thế giới cho biết: “Tổ chức chống doping thế giới luôn đi tiên phong trong sự hợp tác với các Tổ chức chống doping để giải quyết tất cả các thách thức kỹ thuật và điều chỉnh các quy tắc chống doping để cho phép phát triển xét nghiệm vết máu khô.

Việc phê duyệt tài liệu kỹ thuật này là một bước quan trọng để hài hòa hóa việc thực hành xét nghiệm vết máu khô trong việc chống doping. Tổ chức chống doping thế giới đang hướng tới việc thử nghiệm một số yếu tố nhất định của thử nghiệm xét nghiệm vết máu khô tại Thế vận hội Olympic và Paralympic ở Tokyo năm nay trước khi đưa vào sử dụng thường xuyên tại Thế vận hội Olympic ở Bắc Kinh vào đầu năm sau.

Ủy ban điều hành xét nghiệm vết máu khô cũng đã phê duyệt các khuyến nghị từ Nhóm công tác về chất gây ô nhiễm của tổ chức để phê duyệt mức báo cáo tối thiểu đối với thuốc lợi tiểu và chất kích thích tăng trưởng. Nhóm công tác được thành lập vào năm 2019 để theo dõi công việc đã dẫn dắt Tổ chức chống doping thế giới, qua đó đưa ra hướng dẫn về việc quản lý các trường hợp clenbuterol (là một amin giao cảm được sử dụng bởi người bị chứng rối loạn hô hấp như là một loại thuốc thông mũi và thuốc giãn phế quản, ) và đánh giá rủi ro của các chất gây ô nhiễm xuất hiện trong thực phẩm tự nhiên và chưa qua chế biến.

Nhóm cũng tiến hành đánh giá rủi ro liên quan đến các loại thuốc hợp pháp dựa trên các trường hợp thực tế và đề xuất một số mức báo cáo tối thiểu mà theo đó nồng độ của các chất gây ô nhiễm được xác định đó có thể không được các phòng thí nghiệm báo cáo một cách có hệ thống như là các phát hiện phân tích bất lợi.

Tiến sĩ Olivier Rabin cho biết: “Doping vô ý do sự ô nhiễm của thịt hoặc thuốc là một vấn đề rất phức tạp, đặc biệt là trong bối cảnh mức độ nhạy cảm ngày càng tăng trong việc phát hiện các chất bị cấm của các phòng thí nghiệm được Tổ chức chống doping thế giới công nhận,”

Công bằng cho các VĐV là một trong những nền tảng của Bộ luật chống doping thế giới và nhất là khi khoa học tiến bộ, chúng tôi cố gắng hết sức để phân biệt giữa những người có nghi án doping và những người thực sự không chịu trách nhiệm. Các mức báo cáo tối thiểu về chất gây ô nhiễm này sẽ cho phép cộng đồng chống doping đạt được sự cân bằng tốt hơn và điều đó chỉ tốt cho các VĐV.”

Những điều này sẽ cho phép các phòng thí nghiệm được Tổ chức chống doping thế giới công nhận điều chỉnh mức độ của các thuốc lợi tiểu, steroid đồng hóa và chất kích thích tăng trưởng được lựa chọn cần được báo cáo dưới dạng các phát hiện phân tích bất lợi trong tương lai.

Nhóm công tác dự kiến ​​sẽ tiếp tục công việc của mình bằng cách xem xét một số chất đã chọn khác.

Tổ chức chống doping thế giới – World Anti-Doping Agency

Tổ chức thể thao liên châu Mỹ bảo đảm 6.000 liều vắc xin COVID cho các VĐV và quan chức tham dự Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 

Tổ chức thể thao liên châu Mỹđã bảo đảm 6.000 liều vắc-xin corona vi rút cho các VĐV và quan chức tham dự Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 và Đại hội thể thao liên Mỹ dành cho trẻ em Cali 2021. Theo đó, 4.000 liều nghìn vắc xin của Johnson & Johnson đã được bảo đảm thông qua thỏa thuận với Đại học Miami và Lãnh sự quán Mexico, 2.000 liều vắc xin nữa sẽ đến từ chương trình hợp tác với Thành phố Houston và Ủy ban Olympic và Paralympic Hoa Kỳ.

Mọi Ủy ban Olympic Quốc gia trong khu vực Thể thao liên Mỹ đều đã được liên hệ về cơ hội tiêm phòng và tổ chức châu lục thậm chí sẽ chi trả chi phí cho các chuyến bay đến Miami hoặc Houston. Chủ tịch Tổ chức thể thao liên châu MỹNeven Illic cho biết: “Chúng tôi biết rằng ở nhiều quốc gia trên khắp châu lục, rất khó khăn trong việc được tiêm vắc-xin COVID-19. Vì vậy, chúng tôi đã rất nỗ lực để đạt được thỏa thuận xuất sắc này, thỏa thuận sẽ giúp tất cả các VĐV chưa có cơ hội được tiêm phòng.

Giờ đây, những VĐV chưa có cơ hội nhận vắc-xin Johnson & Johnson sẽ được bảo vệ tốt hơn để tranh tài tại Thế vận hội Olympic Tokyo. Các Ủy ban Olympic quốc gia cần gửi danh sách các VĐV và quan chức muốn tiêm chủng càng sớm càng tốt để có thể được tiêm phòng ít nhất 30 ngày trước khi đến Nhật Bản tham dự Thể vận hội Tokyo 2020.

Lễ Khai mạc Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 ​​vào ngày 23 tháng Bảy. Trong khi đó, thành phố Cali của Colombia sẽ tổ chức Đại hội thể thao toàn Mỹ dành cho trẻ em từ ngày 25 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12.

Chủ tịch Ilic đã đến Miami để giám sát việc tiêm chủng và phản hồi đã nhận được từ các Ủy ban Olympic quốc gia và các VĐV là rất ấn tượng. Tất cả đều rất biết ơn, vì nhiều người không biết họ có thể được chủng ngừa ở đâu và liệu họ có thể tiêm chủng trước khi thi đấu ở Tokyo hay không.

Việc tiêm chủng có thể giúp các VĐV đi lại bằng đường hàng không và loại bỏ những lo lắng để có thể tập trung vào thi đấu tại Thế vận hội Olympic, mang vinh quang về cho châu lục.

Theo tdtt.gov.vn

Xem thêm Thể thao