Kết nối với chúng tôi

Sức khỏe

Thiếu ngủ tác động thế nào đến sức khỏe?

Một người lớn được khuyến cáo nên ngủ khoảng 7 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên cuộc sống bận rộn khiến nhiều người không thể ngủ đủ giấc. Vậy điều gì sẽ xảy ra với cơ thể chúng ta nếu thiếu ngủ?

Giấc ngủ góp phần quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe

Một thống kê đã cho thấy, con người dành khoảng ⅓ quãng thời gian cuộc đời mình cho việc ngủ. Giấc ngủ không chỉ giúp con người nghỉ ngơi, mà đây còn là quãng thời gian để cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng, giúp cho chúng ta có đủ năng lượng cho một ngày học tập và làm việc mới. Đặc biệt, trong giấc ngủ, các thông tin trong não bộ cũng sẽ được sắp xếp lại, tăng cường khả năng ghi nhớ và phần nào giúp công việc hiệu quả hơn. 

Giấc ngủ còn đặc biệt quan trọng với trẻ em, bởi lẽ, trong lúc ngủ, cơ thể trẻ sẽ tiết ra hormones tăng trưởng, giúp trẻ phát triển thể chất và khỏe mạnh hơn. 

Điều gì sẽ đến nếu thiếu ngủ kéo dài?

Giảm khả năng tập trung 

Đây là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất khi một người bị thiếu ngủ kéo dài. Thời gian ngủ ít đồng nghĩa với việc thời gian để não bộ sắp xếp các thông tin cũng bị rút ngắn, không đủ để nghỉ ngơi. Điều này sẽ dẫn đến khả năng ghi nhớ và tập trung của chúng ta bị giảm đi, gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, học tập. 

Rối loạn tâm lý

Thiếu ngủ kéo dài cũng có tác động tiêu cực lên sức khỏe tâm lý. Người thiếu ngủ sẽ gặp phải tình trạng mệt mỏi kéo dài, đi cùng với đó là tâm trạng cáu gắt, lo lắng. Nếu không có phương hướng để cải thiện giấc ngủ, người bệnh có nguy cơ mắc phải những bệnh nghiêm trọng như trầm cảm, rối loạn lo âu,….

Ảnh hưởng đến làn da

Khi không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ tiết ra một loại hormones có tên Cortisol phá vỡ chuỗi collagen trong cơ thể. Đây chính là lý do vì sao làn da chúng ta rất dễ nổi mụn và xuất hiện các nếp nhăn khi thiếu ngủ kéo dài.

Tăng nguy cơ thừa cân, béo phì

Cơ thể khi ngủ cũng tiêu hao năng lượng giúp thúc đẩy quá trình giảm cân, giảm nguy cơ tích tụ mỡ. Việc không ngủ đủ giấc không những làm gián đoạn quá trình đốt cháy năng lượng trong khi ngủ, mà còn tăng cảm giác thèm ăn. Những người bị thiếu ngủ có xu hướng không kiểm soát được cảm giác thèm ăn của mình, họ ăn để giải tỏa căng thẳng mặc dù ý thức rõ được việc ăn đêm sẽ làm tăng cân. 

Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch 

Người thường xuyên thiếu ngủ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Không chỉ vậy, việc thức khuya cũng tác động lên hệ thần kinh giao cảm, gây áp lực lên tim. Nếu bạn thiếu ngủ trong một thời gian dài, cơ thể sẽ cần nhiều insulin hơn mức bình thường và gây ảnh hưởng xấu tới mạch máu và tim. Đây cũng là nguyên nhân khiến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tăng nguy cơ mắc ung thư

Khi bạn không ngủ đủ giấc, cơ thể sẽ không thể sản xuất ra melatonin – đây chính là loại hormone có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và các khối u ung thư trong cơ thể. 

Xem thêm Sức khỏe