Tạp chí của Ủy ban Olympic Việt Nam

Phát Huy Giá Trị Các Danh Hiệu Unesco Phục Vụ Phát Triển Bền Vững

Thứ tư, 05/07/2023 - 21:56
Ngày 3/7, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và UBND tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức hội nghị quốc tế 'Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam'.
Phát Huy Giá Trị Các Danh Hiệu Unesco Phục Vụ Phát Triển Bền Vững
Hội nghị quốc tế Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam. Ảnh: Tuấn Việt

Tính đến tháng 5/2023, Việt Nam đã có 57 danh hiệu UNESCO. Có thể nói, các danh hiệu UNESCO tại Việt Nam là tài sản lớn của quốc gia, luôn cần được gìn giữ và bảo tồn, đóng góp phát triển kinh tế xã hội địa phương.

Đó là 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể, 9 di sản tư liệu cấp khu vực và thế giới, 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới, 3 công viên địa chất toàn cầu, 3 thành phố học tập toàn cầu, 1 thành phố sáng tạo, 1 thành phố hòa bình, 6 danh nhân quốc tế.

Ngày 3/7, Hội nghị quốc tế “Phát huy giá trị các danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam” đã khai mạc tại chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình).

Sự kiện do Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình phối hợp tổ chức.

Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo tổ chức UNESCO, lãnh đạo Ủy ban Quốc gia UNESCO của một số nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, lãnh đạo các tỉnh, thành phố, địa phương có danh hiệu UNESCO, cùng 200 đại biểu là các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ VH, TT&DL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh: "Các di sản văn hóa và thiên nhiên của Việt Nam được UNESCO ghi danh đã giúp khơi dậy niềm tự hào và khuyến khích mạnh mẽ các cộng đồng có di sản. Các cấp chính quyền địa phương, toàn xã hội đã tự nguyện và chủ động tham gia, đóng góp bảo vệ di sản, đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá di sản văn hóa của địa phương, tạo thêm động lực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội".

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, cho rằng, các danh hiệu UNESCO là cấu thành quan trọng hình thành thương hiệu mỗi địa phương và đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Từ đó, để thấy văn hóa đã thực sự là nền tảng, giáo dục là động lực, khoa học công nghệ là mũi nhọn của sự phát triển bền vững.

Ở khía cạnh khác, tác động tích cực của những danh hiệu UNESCO còn cho thấy những kết quả trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO. Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đánh giá: "Trong suốt 47 năm kể từ khi chính thức là thành viên của UNESCO từ năm 1976, người Việt Nam đã phát huy tâm thế và mang nhận thức đó vào trong tất cả các hoạt động hợp tác với các đối tác, nhất là với UNESCO. Quan hệ Việt Nam - UNESCO là hình mẫu tốt về hợp tác hiệu quả. Ở đó Việt Nam - UNESCO là những người bạn cùng chí hướng, chung tầm nhìn và đều rất kiên trì, bền bỉ trong thực hiện các cam kết".

Để các danh hiệu UNESCO thêm bền vững - Ảnh 3.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng

 Ông Edouard Firmin Matoko, trợ lý Tổng giám đốc UNESCO, phụ trách khu vực châu Phi và quan hệ đối ngoại của UNESCO đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với UNESCO. Việt Nam cũng là hình mẫu trong việc bảo vệ di sản văn hóa, đứng đầu trong các nước thúc đẩy xây dựng cộng đồng, phát triển kinh tế, phát triển bền vững dựa vào di sản.

Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận 3 phiên chuyên đề gồm: Thực tiễn về phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam; Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phát huy danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững; Giải pháp huy động nguồn lực trong bảo tồn và phát huy giá trị danh hiệu UNESCO phục vụ phát triển bền vững.

Nhiều vấn đề trọng tâm được đưa ra: Cơ chế, chính sách đặc thù trong phân loại đô thị, bảo đảm các đô thị là di sản được UNESCO vinh danh không bị cuốn theo mô hình “đô thị nén”, vừa thúc đẩy đô thị hóa, hiện đại hóa phù hợp chức năng đô thị di sản, vừa giữ gìn, bảo tồn được các giá trị cốt lõi mà UNESCO vinh danh; Cơ chế, chính sách đặc thù cho lựa chọn mô hình cơ cấu kinh tế phù hợp với chức năng đô thị di sản đủ khả năng loại trừ kiểu công nghiệp hóa cổ điển gây tổn thương cho di sản văn hóa, xung đột với bảo vệ môi trường sống; Cơ chế, chính sách đặc thù bảo đảm chuyển đổi sinh kế bền vững cho người dân trong các vùng di sản; Cơ chế, chính sách đặc thù trong huy động, phân bổ nguồn lực đầu tư cho phát triển bền vững các đô thị di sản, từ cơ chế, chính sách giải phóng nguồn lực đất đai, tài chính, tự nhiên đến nguồn lực con người, nguồn lực văn hóa, thúc đẩy kết nối các loại nguồn lực cho phát triển, khắc phục mâu thuẫn, xung đột giữa yêu cầu bảo tồn và phát triển...

Gia đình & vận động viên phong trào

Lễ Hội Âm Nhạc Quốc Tế Gió Mùa - Monsoon Music Festival Trở Lại Trong Năm 2023

Sau ba năm dịch, Lễ hội âm nhạc Quốc tế Gió mùa (Monsoon Music Festival) trở lại năm nay và kéo dài từ 14 – 22/10 tại Hà Nội.

Uk/Viet Nam Season 2023 Thúc Đẩy Trao Đổi Văn Hóa, Nghệ Thuật, Giáo Dục Giữa Việt Nam - Vương Quốc Anh

Chuỗi sự kiện UK/Viet Nam Season 2023 nhằm tôn vinh và giới thiệu những hoạt động trao đổi văn hóa, giáo dục và quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước.

Triển Lãm Nghệ Thuật "Sắc Màu Việt Nam" Tại Paris

Triển lãm nghệ thuật "Sắc màu Việt Nam" đang diễn ra tại trụ sở Tòa thị chính của Quận 5, Thủ đô Paris, Pháp.

Khai Mạc Liên Hoan Ảnh Nghệ Thuật Khu Vực Nam Trung Bộ Và Tây Nguyên

Sáng 1.7, tại Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi Diên Hồng (Quảng Ngãi), Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi phối hợp tổ chức lễ khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên lần thứ 28 năm 2023.

Triển Lãm “Đa Sắc” Của Họa Sĩ Ly Trần

Từ 17/6 - 21/6 tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài, Hà Nội, diễn ra triển lãm “Đa Sắc” của họa sĩ Ly Trần. Triển lãm giới thiệu hơn 70 tác phẩm hội hoạ rực rỡ sắc màu về nhiều chủ đề với chất liệu đa dạng sơn dầu, sơn mài, đa vật liệu.