Kết nối với chúng tôi

Vẻ đẹp thể thao

Dreadlock – kiểu tóc tết thừng khó nhằn

Gần đây, mọi người dễ dàng bắt gặp nhiều xu hướng làm đẹp và văn hóa mới được du nhập vào Việt Nam trong đó có kiểu tóc cực cá tính mang tên kiểu tóc dreadlock.

Dreadlock còn được gọi là “dây thừng” hoặc “tóc tết châu Phi”. Đây là kiểu tóc bắt nguồn từ những người da đen đam mê hiphop và thể thao. Sinh ra vào khoảng năm 1970 tại Mỹ, kiểu tóc tết dreadlock này nhanh chóng hạ bệ những tín đồ làm đẹp, yêu thích làm đẹp. Với sự ấn tượng và khác biệt, kiểu tóc tết này phù hợp cho cả nam và nữ, mang đến phong cách khỏe mạnh, năng động cho chủ nhân của nó.

Gần đây không khó để bắt gặp những bạn trẻ Việt với mái tóc dài, tết lọn và trang trí bằng nhiều phụ kiện màu sắc như chỉ, hạt gỗ, vòng bạc… Họ có thể là vũ công hiphop, người chơi nhạc rock, người chơi trượt ván, họa sĩ graffiti, nghệ sĩ xăm, người thiết kế đồ họa hay ca sĩ, diễn viên… Với sự ấn tượng đặc biệt về tính thời trang và sự khỏe khoắn, cùng những ý nghĩa nhân văn trong mỗi câu chuyện gắn với nền văn hóa Rasta, tóc tết dreadlock đã bước qua mọi giới hạn về ngôn ngữ và văn hóa để tạo ra một thế giới riêng – nơi hội ngộ của những bạn trẻ cá tính.

Trung Anh theo đuổi phong cách tóc dreadlock

Chia sẻ lý do “bén duyên” với kiểu tóc “khó nhằn này”, Trung Anh cho biết: “Mình biết đến dreadlock từ những bộ phim Âu Mỹ, sau một thời gian tìm hiểu thì mình đưa ra quyết định làm dreadlock. Khoảng thời gian mình bắt đầu làm dreadlock là gần 4 năm trước, ngày ấy mình khá hiếm thấy có người Việt làm dreadlock tuy nhiên hiện tại mình thấy dreadlock cũng như các kiểu tóc Châu Phi đang dần được nhiều bạn trẻ yêu thích”.

Tuy nhiên, gia đình Việt Nam từ nghìn năm nay có chuẩn mực “cái răng cái tóc là góc con người”. Chính vì thế khi thay đổi ngoại hình có phần hơi đặt biệt, Trung Anh chắn hẳn cũng sẽ gặp những khó khăn ban đầu. Chia sẻ thêm về  lựa chọn phong cách tóc dreadlocks,  Trung Anh chia sẻ: “Thời gian đầu mình làm tóc thì gia đình cũng chưa chấp nhận kiểu tóc này, chắc do dreadlock ngày ấy vẫn còn quá mới mẻ thêm tư duy khá cổ hủ của các cụ ngày xưa nên bố mẹ mình cũng không ủng hộ, tuy nhiên sau một thời gian thì bố mẹ mình không còn phản đối nữa. Cho đến hiện tại mình vẫn muốn tiếp tục nuôi dreadlock, mình thấy nó hợp với ‘style’ của mình”.

Tóc dreadlock có gội đầu được không? Kiểu dreadlock chăm sóc có nhọc nhằn lắm không? Và còn ti tỉ câu hỏi khác mà chàng trai nào cũng thường tò mò lúc vừa mới làm quen với những kiểu tết tóc đẹp nhưng “quái chiêu” này. Nhưng vì cái chất hoang dã và cá tính rất riêng của nó. Rất nhiều người đã chịu đánh đổi để có thể sở hữu mái tóc này. Kể cả việc phải chịu khó chăm sóc mái tóc này. Chỉ cần tưởng tượng gội đầu với kiểu tóc dreadlock là đã thấy khá khó khăn. Tuy nhiên, nó cũng không quá khó khăn như chúng ta tưởng tượng 

Trung Anh mách nước những lưu ý cần thiết liên quan đến vấn đề bảo dưỡng đúng cách sau khi bước ra từ tiệm làm tóc: “Về việc chăm sóc tóc đối với mình khá đơn giản, theo mình tìm hiểu thì cách chăm sóc dreadlock của người nước ngoài là khá cầu kì so với Việt Nam, cũng có nhiều thành phần chăm sóc không có ở Việt Nam, còn mình cho đến hiện tại mình vẫn lựa chọn cách gội truyền thống”. Đừng dại dột dùng lược để chải lại các lọn tóc rối bời của bạn. Điều đó sẽ làm mọi thứ tệ hơn rất nhiều. Tốt nhất hãy dùng ngón tay của bạn hoặc nhờ một ngoài khác xoắn lại các lọn tóc cho bạn. Nó có thể giúp mọi thứ trông ổn hơn. Khi chân tóc bạn ra khá nhiều và các lọn tóc bắt đầu rối. Hãy quay lại tiệm để thợ có thể giúp bạn “bảo trì” mái tóc khó tính này. Việc bảo trì sẽ không tốn thời gian như ban đầu. Và việc “bảo trì” tùy thuộc vào cách bạn chăm sóc mái tóc của mình cẩn thận đến đâu. Nếu chăm sóc tốt bạn có thể giữ mái tóc của mình rất lâu và việc “bảo trì” cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

Xem thêm Vẻ đẹp thể thao